Hỏi Đáp

Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản quy định như thế nào?

Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản được quy định thế nào? Có những cấu thành gì?

Bạn đang xem: Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản quy định như thế nào?

Contents

1. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản được quy định thế nào?

Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản được quy định tại điều 180 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:

1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản được quy định thế nào?

2. Cấu thành Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản

– Chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

– Khách thể: Quyền sở hữu tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và công dân.

– Mặt khách quan:

  • Hành vi khách quan:

Hành vi vi phạm không tuân thủ hoặc tuân thủ không đúng, không đầy đủ) những quy định của pháp luật hoặc các quy tắc sinh hoạt xã hội thông thường liên quan đến việc bảo vệ tài sản

  • Hậu quả:

Gây ra thiệt hại cho tài sản của người khác có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

  • Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm gây thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra là cho tài sản của người khác có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

– Mặt chủ quan: Lỗi vô ý

  • Dưới hình thức lỗi vô ý do quá tự tin:

Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

  • Còn dưới hình thức lỗi vô ý do cẩu thả:

Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

3. Ví dụ tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản

Ví dụ: B mới mua chiếc xe ô tô nhãn hiệu Ferrari F12 Berlinetta với giá 20 tỉ đồng. A thấy thế xin B cho đi thử.

Vì quá thích thú nên A phóng nhanh, không quan sát các chướng ngại vật, khiến chiếc xe va quệt vào thanh chắn đường khiến chiếc xe bị gãy gương và xước sơn phía bên phải, tổng thiệt hại được định giá là 110.000.000 đồng

=> Hành vi của A đã cấu thành tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản được quy định tại điều 180 nêu trên.

4. Bồi thường khi gây thiệt hại cho tài sản của người khác

Theo quy định tại điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

=> Vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác thì phải bồi thường theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

Mức bồi thường thiệt hại được tính dựa vào các yếu tố sau:

  • Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
  • Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã trả lời câu hỏi Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản quy định như thế nào?Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

  • Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí phạt thế nào?
  • Thủ tục trích xuất phạm nhân
  • Bạn bè có được thăm phạm nhân không?
  • Tạm giam bao lâu thì được gặp mặt?
  • Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button