Hỏi Đáp

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định mới nhất 2023

Sản xuất, buôn bán hàng giả là một tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 với mức phạt tù cao nhất là 15 năm tù giam. Sau đây là một số quy định của pháp luật về tội buôn bán hàng giả, mời các bạn cùng theo dõi.

Bạn đang xem: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định mới nhất 2023

  • Không mang giấy tờ xe phạt bao nhiêu?
  • 04 trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật đối với công chức viên chức

1. Quy định của pháp luật về tội buôn bán hàng giả

Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định cụ thể như sau:

Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

g) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

h) Làm chết người;

i) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;

k) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

l) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

m) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;

n) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

a) Hàng giả có giá thành sản xuất 100.000.000 đồng trở lên;

b) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn từ 200.000.000 đồng trở lên;

c) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;

d) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Làm chết 02 người trở lên;

e) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

g) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

h) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là hành vi sản xuất, buôn bán các loại mặt hàng nhái, hàng giả kém chất lượng, trùng với mẫu mã, hình dáng mà đã được các thương hiệu khác đăng ký, gây nhầm lẫn cho khách hàng trong việc nhận diện sản phẩm cũng như tiêu dùng. Sản xuất, buôn bán hàng giả hàng nhái không chỉ là hành vi gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người mà còn gây ra sự mất ổn định của thị trường.

Căn cứ theo quy định được trích dẫn như trên, đối với những tội sản xuất, buôn bán hàng giả sẽ bị phạt từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05. Những hành vi như sau thì bị xử phạt mức phạt tù:

– Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: nếu hành vi phạm tội này có tính tổ chức, chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức, hoặc số lượng hàng giả có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thu lợi bất chính, làm chết người,….

– Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: hành vi phạm tội có mức độ nặng hơn so với hành vi trong mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm như: giá trị của hàng giả từ 100.000.000 đồng trở lên, thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên, làm chết từ 2 người trở lên,…

2. Phân tích tội danh sản xuất, buôn bán hàng giả

** Tội sản xuất, buôn bán hàng giả xâm phạm các quy định của Nhà nước trong quản lý thị trường, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng, quyền được bảo hộ của các doanh nghiệp, các nhà sản xuất kinh doanh đứng đắn.

** Sản xuất hàng giả là hành vi sản xuất ra các loại hàng hóa tiêu dùng không đảm bảo chất lượng, đúng kiểu dáng, nhãn hiệu và chất lượng đã đăng ký , hoặc nhái lại kiểu dnasg của hãng nổi tiếng đã đăng ký bản quyền,…. Buôn bán hàng giả là hành vi mua hàng biết rõ là hàng giả với giá rất rẻ và dùng các thủ đoạn gian dối để bán cho người tiêu dùng với giá của hàng thật.

**Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả chỉ được cấu thành tôi phạm nếu số lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

** Tội này được quy định bởi 3 khung hình phạt:

– Khung 1: quy định khung hình bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt từ 01 năm đến 05 năm quy định tại Khoản 1 Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017;

– Khung 2: quy định khung hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm quy định tại Khoản 2 Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017;

– Khung 3: quy định khung hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm quy định tại Khoản 3 Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017;

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

** Trường hợp, pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng.

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

3. Làm hàng giả bán bị xử lý thế nào?

Sản xuất hàng giả mà chủ yếu là làm giả mạo về nhãn hàng hóa và bao bì hàng hóa để khách hàng hiểu nhầm với thương hiệu uy tín khác, lợi dụng lòng tin của khách hàng để bán hàng giả. Những hành vi này bị xử phạt tiền ít nhất 2.000.000 đồng với giá trị hàng hóa sản xuất thấp, mức phạt tiền cao nhất có thể đến 45.000.000 đồng.

Điều 14. Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa

1. Đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ và e khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 3.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

4. Sản xuất hàng giả là vi phạm hành chính hay hình sự?

Sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả là hành vi trái pháp luật, đây là các tội danh bị xử phạt cả về hành chính và hình sự. Tùy theo mức độ và tính chất của hành vi phạm tội sẽ được xem xét áp dụng mức phạt phù hợp với tội danh đó, nếu tội nhẹ thì bị xử phạt hành chính, tội nặng thì ngoài xử phạt hành chính ra sẽ bị áp dụng hình phạt tù.

Trả lời cho câu hỏi trên sản xuất hàng giả là vi phạm cả về hành chính và hình sự căn cứ theo tính chất và mức độ của hành vi phạm tội.

5. Ví dụ tội sản xuất hàng giả?

Sản xuất hàng giả ngày nay rất đa dạng loại hình, thủ đoạn làm giả hàng hóa ngày càng tinh vi, pháp luật đã đưa ra những quy định xử phạt các hành vi sản xuất hàng giả và các hành vi đi kèm lợi ích tới việc sản xuất hàng giả như: thu lợi bất chính từ hàng giả, ảnh hưởng tới sức khỏe con người,….

Ví dụ tội sản xuất hàng giả:

Công ty A sản xuất mỹ phẩm có tên sản phẩm xxx, hàng nhái thương hiệu của Công ty B, Công ty A sản xuất một loạt sản phẩm nhái và rao bán cho nhóm khách hàng ở vùng quê nông thôn. Nắm bắt tâm lý ham rẻ là mua, không hiểu biết nhiều về mỹ phẩm nói chung và các thương hiệu nổi tiếng, nên khi Công ty A ra chương trình khuyến mãi mua 3 tặng 1 thì thu hút đông đảo khách hàng mua.

Tuy nhiên, sản phẩm xxx này có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, các thành phần đều nhập không nhãn mác, không có thông tin bao bì. Người dùng sản phẩm này sau một thời gian bị mẩn ngứa, nổi đỏ ở da mặt, khám da liễu không khỏi nên đã rêu rao bóc phốt các hội nhóm về sản phẩm xxx này gây ảnh hưởng tới thương hiệu của Công ty B. Công ty B báo công an. Công an điều tra và kết luận Công ty A đã phạm tội sản xuất hàng giả theo quy định Bộ luật hình sự.

Như vậy, bài viết trên đã phân tích cụ thể về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định mới nhất 2023. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời các bạn cùng tìm hiểu một số vấn đề liên quan mục Hình sự thuộc chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ như:

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button