Hỏi Đáp

Tội cưỡng đoạt tài sản có được hưởng án treo?

Tội cưỡng đoạt tài sản có được hưởng án treo? Bên cạnh các tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay trộm cắp tài sản, các hành vi cưỡng đoạt tài sản xảy ra khá thường xuyên, phổ biến trên thực tế. Tội cưỡng đoạt tài sản bị xử lý thế nào, có được hưởng án treo không? Cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ tìm hiểu nhé.

Bạn đang xem: Tội cưỡng đoạt tài sản có được hưởng án treo?

1. Tội cưỡng đoạt tài sản xử lý thế nào?

Cưỡng đoạt tài sản là tội danh được quy định tại điều 170 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS), cụ thể:

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tội cưỡng đoạt tài sản có được hưởng án treo?

Hành vi của loại tội phạm này là:

Đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc các hành vi khác để uy hiếp tinh thần người khác. Trong đó:

– Khác với hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực trong tội cướp tài sản, việc đe doạ này không mang tính mãnh liệt và tức thời, người bị hại (người chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản) hoàn toàn có điều kiện chuẩn bị đối phó và chưa đến mức làm tê liệt chí ý kháng cự của họ, mà chỉ hạn chế ở chỗ làm cho họ lo sợ ở mức độ nhất định, đồng thời họ vẫn có thời gian để lựa chọn giữa việc kháng cự hay chấp nhận giao tài sản (đây là điểm khác biệt cơ bản giữa tội cướp tài sản với tội này). Việc đe doạ được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

– Các hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác. Được hiểu là dùng các thủ đoạn gây áp lực rất lớn về tinh thần của người bị hại để buộc họ phải giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt theo đòi hỏi mà người phạm tội đưa ra, kèm với việc dùng thủ đoạn đó.

Các thủ đoạn thường sử dụng là lợi dụng những lỗi lầm, khuyết điểm của người bị hại mà người phạm tội biết được để đe doạ sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của họ (ví dụ: Doạ tố cáo bí mật đời tư của một người, mà bí mật này sẽ ảnh hưởng đến danh dự của họ).

2. Tội cưỡng đoạt tài sản có được hưởng án treo?

Để trả lời được câu hỏi Tội cưỡng đoạt tài sản có được hưởng án treo?, chúng ta hãy đối chiếu các trường hợp được hưởng án treo theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP:

Điều 2. Điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo

Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

2. Có nhân thân tốt.

Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.

4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.

Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

5. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

=> Người bị kết tội Cưỡng đoạt tài sản chỉ được hưởng án treo khi bị xử phạt tù theo khung dưới 3 năm (Khoản 1 Điều 170 BLHS và có các điều kiện nêu trên).

Trường Tiểu học Thủ Lệ vừa gửi đến bạn đọc cấu thành tội phạm tội Cưỡng đoạt tài sản và điều kiện để một người bị kết tội cưỡng đoạt tài sản được hưởng án treo.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

  • Ví dụ về vi phạm hành chính

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button