Hỏi Đáp

Tội buôn lậu xử phạt như thế nào ?

Buôn lậu là hành vi không còn xa lạ gì với chúng ta nữa. Nhưng không có nghĩa là vì thế mà hành vi buôn lậu được tiếp tục diễn ra phổ biến. Bài viết này Trường Tiểu học Thủ Lệ chia sẻ cho bạn câu hỏi Tội buôn lậu xử phạt như thế nào 2021? để bạn hiểu và tuân thủ quy định pháp luật.

Bạn đang xem: Tội buôn lậu xử phạt như thế nào ?

Contents

1. Tội buôn lậu Bộ luật hình sự 2015

Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 thì Tội buôn lậu là một tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại.

Những loại có thể buôn lậu như hàng hóa, tiền, ngoại tệ, kim khí đá quý, di vật, cổ vật… là những đồ vật cấm buôn bán qua biên giới từ khu vực phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại mà trái với quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt theo quy định của Tội buôn lậu.

Tội buôn lậu xử phạt như thế nào 2021?

2. Mức xử phạt tội buôn lậu

Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 thì người có hành vi buôn lậu sẽ bị xử lý như sau:

Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

  • Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

  • Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Cũng theo quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 này thì pháp nhân có hành vi buôn lậu sẽ bị xử phạt như sau:

  • Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
  • Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

3. Buôn lậu có bị đi tù không?

Buôn lậu nếu là người có hành vi vi phạm thì sẽ bị phạt tù, tùy mức độ vi phạm mà có thể bị phạt từ 06 tháng đến 20 năm.

Đối với pháp nhân buôn lậu thì sẽ không bị phạt tù mà chỉ bị phạt tiền.

4. Buôn lậu đi tù bao nhiêu năm?

Nếu vi phạm ở mức nhẹ, lần đầu, hàng hóa với giá trị không cao và không mang tính quốc gia thì mức độ vi phạm chỉ bị phạt tù từ 06 tháng. Tuy nhiên, nếu hàng hóa có giá trị lớn, đã bị xử phạt nhiều lần về tội này mà còn vi phạm thì có thể bị xử phạt tù đến 20 năm.

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Trường Tiểu học Thủ Lệ. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Câu trộm điện bị xử phạt thế nào, Đốt pháo trái phép 2021 bị phạt thế nào? từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button