Hỏi Đáp

Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam như thế nào?

Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm các cơ quan nào? Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được tổ chức theo 3 nhánh cơ quan: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp. Để tìm hiểu chi tiết hơn về nội dung này, mời bạn đọc tham khảo ngay tại bài viết dưới đây của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Bạn đang xem: Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam như thế nào?

Contents

1. Bộ máy nhà nước được phân chia thành mấy cấp?

Bộ máy Nhà nước Việt Nam là hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, có tính độc lập tương đối về cơ cấu tổ chức, được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước bằng hình thức, phương pháp đặc thù.

Về phân chia cấp bậc trong bộ máy nhà nước, bộ máy nhà nước là một hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương

Bộ máy nhà nước được phân thành 4 cấp cụ thể như sau:

+ Cấp trung ương

+ Cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)

+ Cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)

+ Cấp xã (phường, thị trấn)

2. Bộ máy nhà nước bao gồm các cơ quan nào?

Bộ máy nhà nước được hình thành, phân cấp nhằm phân chia nhiệm vụ, chức năng để thực thi pháp luật và điều hành đất nước.

Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm: Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Tòa án, Viện kiểm sát, chính quyền địa phương.

Trường Tiểu học Thủ Lệ xin giới thiệu sơ lược về các cơ quan trong bộ máy nhà nước như sau:

1. Quốc hội

Quốc hội Việt Nam là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Quốc hội Việt Nam có 3 nhiệm vụ chính:

+ Lập hiến, Lập pháp

+ Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước

+ Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước

Thành phần nhân sự của cơ quan này là các đại biểu, do cử tri Việt Nam bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước, có nhiệm kỳ 5 năm. Hiện nay, Quốc hội có 499 đại biểu.

Đứng đầu Quốc hội Việt Nam là Chủ tịch Quốc hội do các đại biểu bầu ra.Hiện nay là ông Vương Đình Huệ.

2. Nhà nước – Chính phủ

Chính phủ Việt Nam là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của quốc hội. Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội và Chủ tịch nước. Chính phủ phải chấp hành:

+ Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội

+ Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

+ Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

3. Tòa án – Viện kiểm sát

Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam là cơ quan xét xử nhà nước cao nhất và có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

+ Hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của các Tòa án

+ Giám đốc việc xét xử của các Tòa án các cấp; giám đốc việc xét xử của Tòa án đặc biệt và các Tòa án khác, trừ trường hợp có quy định khác khi thành lập các Tòa án đó

+ Trình Quốc hội dự án luật và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh theo quy định của pháp luật

Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan kiểm sát và công tố nhà nước cao nhất.

Viện kiểm sát có thẩm quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp:

+ Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

4. Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam và thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số đại biểu Quốc hội với nhiệm kỳ 5 năm.

5. Tổ chức nhà nước tại địa phương

Việt Nam theo chế độ đơn nhất, các chính quyền địa phương phụ thuộc vào chính quyền trung ương. Hiện nay có 3 cấp địa phương là cấp tỉnh (tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương), cấp huyện (thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận và huyện) và cấp xã (xã, phường và thị trấn). Tại mỗi cấp có các cơ quan tương ứng là Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

3. Bộ máy nhà nước ta gồm những loại cơ quan nào?

Quyền lực nhà nước được phân chia thành 3 nhóm quyền lực: quyền hành pháp, quyền lập pháp và quyền tư pháp. Ba nhóm quyền lực mang chức năng riêng nhưng đều phối hợp, bổ trợ, tương hỗ lẫn nhau.

Để thực thi quyền lực của Nhà nước tương ứng với 3 nhánh: hành pháp, lập pháp, tư pháp, bộ máy nhà nước được tổ chức theo cách thức khác nhau:

Bộ máy lập pháp: hệ thống các cơ quan thực thi quyền lập pháp

+ Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Bộ máy hành pháp: hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp gồm các cơ quan sau:

+ Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…

Bộ máy tư pháp: hệ thống các cơ quan thực thi quyền tư pháp bao gồm các cơ quan:

+ Cơ quan xét xử (Tòa án các cấp) và cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân các cấp)

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam như thế nào? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Dân sự mảng Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ:

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button