Tổng hợp

Tính chất và cấu tạo của hạt nhân

Rate this post

Tính chất và cấu tạo của hạt nhân

I. Cấu tạo nguyên tử (Theo mẫu hành tinh nguyên tử)

Nguyên tử gồm một hạt nhân (mang điện tích dương) và các electrôn (mang điện tích âm) quay quanh hạt nhân.

Đường kính nguyên tử vào khoảng 10 – 11 m.

Đường kính hạt nhân vào khoảng 10 – 15 m.

Chú ý:

Một cách gần đúng, ta có thể nói: Đường kính nguyên tử lớn gấp 10000 lần đường kính hạt nhân.

Công thức gần đúng để tính bán kính của một hạt nhân là

Trong đó Ro=1,2.10 – 12 m (gọi là bán kính Fec-mi); A là tổng số nuclôn trong hạt nhân (còn gọi là số khối của hạt nhân).

Hình sau đây mô tả cấu tạo đơn giản của nguyên tử nitơ thông thường.

Cấu tạo đơn giản của nguyên tử nitơ thông thường.

Cấu tạo hạt nhân

Hạt nhân được cấu tạo bởi hai loại hạt sơ cấp

  • Prôtôn mang điện tích dương. Điện tích mỗi prôtôn là +e = + 1,6.10 – 19 C.
  • Nơtrôn không mang điện.

Số prôtôn trong hạt nhân bằng số thứ tự Z của nguyên tố tương ứng trong bảng tuần hoàn.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố
  • Số liệu từ bảng trên cho thấy:
  • Hiđrô (H) có Z = 1 prôtôn
  • Hêli (He) có Z = 2 prôtôn
  • Liti (Li) có Z = 3 prôtôn
  • Beri (Be) có Z = 4 prôtôn.
    ………………………..
  • Prô tôn và nơtrôn được gọi chung là nuclôn.
  • Tổng số nuclôn trong hạt nhân gọi là số khối A.
  • Số nơtrôn trong hạt nhân là N = A – Z
  • Ký hiệu một hạt nhân là

Trong đó:

X là ký hiệu của nguyên tố tương ứng với hạt nhân đang xét.
A là số khối (cũng là tổng số nuclôn) của hạt nhân X.
Z là nguyên tử số (cũng là số thứ tự trong bảng tuần hoàn, là số prô tôn trong hạt nhân X nếu Z > 0)

Ví dụ:

1. Hạt nhân cacbon thông thường có ký hiệu là  . Như vậy trong hạt nhân cacbon thông thường có:

A = 12 nuclôn

Z = 6 prôtôn.

N = 12 – 6 = 6 nơtrôn.

2. Hạt nhân phôtpho thông thường có ký hiệu là  . Như vậy trong hạt nhân phôtpho thông thường có:

A = 31 nuclôn

Z = 15 prôtôn.

N = 31 – 15= 16 nơtrôn.

Chú ý: Cho giản tiện, người ta có thể viết ký hiệu hạt nhân theo cách khác (gọn hơn):

Ví dụ:

Hạt nhân  có thể ký hiệu là C12 (số Z = 6 có thể tự tìm được nhờ biết tên của nguyên tố là C, nguyên tố C đương nhiên ở ô thứ 6 trong bảng tuần hoàn).

Hạt nhân có thể ký hiệu là P31 (số Z = 15 có thể tự tìm được nhờ biết tên của nguyên tố là P, nguyên tố P đương nhiên ở ô thứ 15 trong bảng tuần hoàn).

Đồng vị

1. Định nghĩa:

Đồng vị là các hạt nhân có cùng số prôtôn Z nhưng khác nhau số nơtrôn N dẫn đến sự khác nhau về số khối A.

2. Các đồng vị của hiđrô:

Hiđrô thường có ký hiệu là    gồm có 1 prôtôn, không có nơtrôn.

Hiđrô năng có ký hiệu là   hoặc  còn gọi là đơteri, gồm 1 prôtôn và 1 nơtrôn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến hạt nhân và cấu tạo của hạt nhân do Luật Trẻ Em đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cần thiết nhé!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button