Tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ quân sự
Tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ quân sự 2022 gồm những gì? Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ thiêng liêng. Công dân khi đủ các điều kiện quy định có nghĩa vụ tham gia, thực hiện nghĩa vụ quân sự. Cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ tìm hiểu nhé
Bạn đang xem: Tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ quân sự
Contents
1. Tiêu chuẩn sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự
– Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30/6/2016; trong đó:
+ 08 chỉ tiêu sức khỏe được chấm điểm chi tiết theo mức điểm chẵn từ 1 đến 6 điểm.
- Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt.
- Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt.
- Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá.
- Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình.
- Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém.
- Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
+ Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1.
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2.
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3.
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4.
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5.
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
– Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
– Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
2. Lịch nhập ngũ năm 2022
Căn cứ Điều 33 Luật nghĩa vụ quân sự quy định lịch nhập ngũ sẽ vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 năm 2022.
3. Tiêu chuẩn tuyển quân 2022
Theo Luật nghĩa vụ quân sự 2015, công dân nữ đủ 18 tuổi trở lên sẽ được tham gia phục vụ quân đội nếu có nguyện vọng (không bắt buộc). Trong thời bình, nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ. Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự là 24 tháng (1 năm 1 đợt). Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự theo chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân.
Tiêu chuẩn tuyển quân tham gia nghĩa vụ quân sự
1. Độ tuổi gọi nhập ngũ:
– Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
– Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
(Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự, Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP ngày 04/10/2018).
Như vậy độ tuổi gọi nhập ngũ của công dân là từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi. Gọi từ lứa tuổi thấp đến lứa tuổi cao.
2. Tiêu chuẩn chính trị, đạo đức:
– Thực hiện theo hướng dẫn của liên Bộ Quốc phòng – Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị, nguyên tắc, thủ tục tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội. ( Thông tư liên tịch 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15/4/2016)
– Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.
– Những công dân xăm da (bằng kim) có hình mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm ở những vị trí lộ diện như mặt, cổ, tay (từ 1/3 dưới cánh tay trở xuống); chân (1/3 từ dưới đùi trở xuống) hiện nay sẽ được gọi nhập ngũ. Đây là thay đổi so với quy định trước. Tuy nhiên, đối với các lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thì sẽ không tuyển chọn những đối tượng này.
3. Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2022:
-Thời gian khám sức khỏe NVQS 2022 là từ 01/11 đến hết 31/12.
Tương ứng với 1 đợt gọi NVQS vào tháng 02 hoặc tháng 03, thời gian khám sức khỏe NVQS sẽ bắt đầu từ 01/11 đến hết 31/12 hàng năm.
Lệnh gọi khám sức khỏe NVQS sẽ được gửi đến công dân trước 15 ngày.
4. Tiêu chuẩn sức khỏe 2022:
– Đối tượng dự tuyển phải đảm bảo tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng. Cụ thể,
* Nam: Chiều cao (đứng):
- Loại 1: >=163cm, >=51kg
- Loại 2: 160-162cm, 47-50kg
- Loại 3: 157-159cm, 43-46kg
- Loại 4: 155-156cm, 41-42kg
- Loại 5: 153-154cm, 40kg
- Loại 6: <=152cm, <= 39kg
* Nữ: Chiều cao(đứng):
- Loại 1: >= 154cm, >=48 kg
- Loại 2: 152-153cm, 44-47kg
- Loại 3: 150-151cm, 42-43kg
- Loại 4: 148-149cm, 40-41kg
- Loại 5: 147cm, 38-39kg
- Loại 6: <=146cm, <=37kg
– Đối với học sinh thuộc vùng KV1, học sinh là người dân tộc thiểu số theo từng giới được hạ thấp 2 cm về chiều cao và 2 kg cân nặng. Bên cạnh đó phải đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe khác theo quy định tuyển chọn người vào lực lượng
a) Tuyển những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định của liên Bộ Y tế – Bộ Quốc phòng về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Những công dân mắt tật khúc xạ về mắt (cận thị, viễn thị), nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS, không gọi nhập ngũ vào Quân đội.
- Loại 2: Cận thị dưới -1,5 D
- Loại 3: Cận thị từ – 1,5 D đến dưới – 3 D 3
- Loại 4: Cận thị từ – 3 D đến dưới- 4 D
- Loại 5: Cận thị từ – 4 D đến dưới- 5 D
- Loại 6: Cận thị từ – 5 D trở lên
Cận thị đã phẫu thuật trên 1 năm kết quả tốt (dựa vào thị lực không kính) trừ xuống Loại 2
5. Tiêu chuẩn học vấn
a) Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ học vấn lớp 8 trở lên. Những địa phương thực sự khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì được tuyển chọn số có trình độ học vấn lớp 7.
b) Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các xã biên giới được tuyển từ 20-25% có trình độ học vấn cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên, nếu vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu có thể tuyển một số không biết chữ để vừa huấn luyện, vừa học tập để nâng cao trình độ học vấn nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở cho địa phương sau khi xuất ngũ.
c) Tích cực tuyển chọn, gọi nhập ngũ những công dân đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề để giảm bớt lưu lượng đào tạo trong Quân đội, góp phần thực hiện công bằng xã hội và nâng cao chất lượng xây dựng Quân đội.
6. Cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự
- Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương.
- Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở; trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự ở cơ sở thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tại nơi cư trú.
4. Bị loạn thị có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Theo Mục 1 Bảng số 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về phân loại sức khoẻ theo thể lực và bệnh tật thì người có tật loạn thị các loại sẽ được cho điểm 6.
Như vậy, người loạn thị sẽ được xếp loại sức khỏe thuộc loại 6 vì có 1 tiêu chí bị điểm 6 theo quy định tại Điểm e Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16.
Căn cứ theo quy định về tiêu chuẩn sức khỏe nêu trên, người bị loạn thị sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ vì chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.
Lưu ý: Công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ vì lý do nêu trên nếu khắc phục được tật khúc xạ và đáp ứng được các tiêu chuẩn về sức khoẻ vẫn được gọi nhập ngũ.
5. Trốn tránh nghĩa vụ quân sự phạt thế nào?
5.1 Trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị xử phạt hành chính
Trốn tránh nghĩa vụ quân sự khi đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị Định 37/2022/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 22/7/2022.
Theo đó tùy vào hành vi và mức độ vi phạm mà sẽ bị xử phạt khác nhau, để biết chi tiết cụ thể về mức phạt mới nhất mời các bạn tham khảo bài viết sau: Mức xử phạt vi phạm về nghĩa vụ quân sự 2022
Mức phạt hành chính tại quy định mới tăng mạnh so với quy định cũ, có nhiều hành vi vi phạm nghĩa vụ quân sự sẽ bị phạt tiền gấp 10 đến 20 lần so với hiện nay.
Ví dụ:
– Hiện nay vi phạm về đăng ký nghĩa vụ quân sự chỉ bị phạt tiền 200.000 đồng – 600.000 đồng, nhưng từ ngày 22/7/2022 khi Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
– Hiện nay vi phạm kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự chỉ phạt tiền 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng nhưng từ 22/7/2022 sẽ tăng mức phạt tiền lên đến 10.000.000 đồng – 12.000.000 đồng.
– Hiện hành chỉ phạt tiền 1.500.000 đồng – 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng. Tuy nhiên, theo quy định mới mức phạt tương ứng sẽ là từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
5.2 Trốn tránh nghĩa vụ quân sự bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự nếu nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh “Trốn tránh nghĩa vụ quân sự” được quy định tại Điều 332, tội danh “Không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ” tại Điều 333 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017. Cụ thể:
Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.
Điều 333. Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ
1. Người nào là quân nhân dự bị mà không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trong trường hợp có lệnh tổng động viên, lệnh động viên cục bộ, có chiến tranh hoặc có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội để chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Lôi kéo người khác phạm tội”.
=> Những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự đều có mức xử phạt mạnh tay, có hành vi lên tới 07 năm tù.
6. Căn cứ pháp lý tuyển quân 2022
– Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30/6/2016.
– Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP ngày 04/10/2018.
– Luật nghĩa vụ quân sự 2015 (SĐBS 2017).
Trường Tiểu học Thủ Lệ vừa gửi đến bạn đọc những quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ quân sự và hình thức xử lý các hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ quân sự. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả để bảo vệ Tổ quốc, để xông pha khi Tổ quốc cần, để xứng đáng với sự hi sinh của cha ông ta.
Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Đơn xin xác nhận tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, Các trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp