Giáo DụcLớp 10

Thuyết minh về bài Phú sông Bạch Đằng

Trường Tiểu học Thủ Lệ mời các em tham khảo bài văn mẫu Thuyết minh về bài Phú sông Bạch Đằng dưới đây để trau dồi, củng cố thêm những kiến thức và kĩ năng cần thiết khi viết văn thuyết minh cũng như ôn tập và củng cố nội dung trọng tâm bài học Phú sông Bạch Đằng trong chương trình Ngữ văn 10 . Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hấp dẫn.

Bạn đang xem: Thuyết minh về bài Phú sông Bạch Đằng

A. Sơ đồ gợi ý

Sơ đồ tư duy Thuyết minh về bài Phú sông Bạch Đằng

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu về bài thơ Phú sông Bạch Đằng và tác giả Trương Hán Siêu
  • Dẫn dắt vào vấn đề

b. Thân bài

  • Giới thiệu về Trương Hán Siêu:
    • Tiểu sử, cuộc đời và con người.
      • Trương Hán Siêu (? – 1354) tự là Thăng Phủ, người làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh (Ninh Bình)
      • Là người có tính tính cương trực, có học vấn uyên thâm, sinh thời được vua trần tin cậy, nhân dân kính trọng. Ông từng giữ chức Hàn lâm học sĩ, làm môn khách của Trần Hưng Đạo; khi mất được thờ trong văn miếu.
    • Sự nghiệp thơ văn.
      • Giới thiệu về bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu:
  • Thể phú.
    • Phú cổ thể có  trước thời Đường, đặc trưng chủ yếu là mượn hình thức chủ – 1 khách đốì đáp để bày tỏ diễn đạt nội dung, câu có vần, không nhất thiết có đối 1 kết bằng thơ. Bố cục thường có bốn đoạn: mở, giải thích, bình luận, kết.
    • Phú cận thể (phú Đường luật) xuất hiện từ thời Đường, có vần, có đôi, theo luật bằng trắc. Bố cục thường có sáu đoạn.
  • Bố cục bài Phú sông Bạch Đằng
    • Đoạn 1 từ đầu đến ” luống còn lưu”: cảm xúc của “khách” trước cảnh sông Bạch Đằng.
    • Đoạn 2 (từ “Bên sông các bô lão” đến “nghìn xưa ca ngợi”) : Các bô lão kể lại các chiến tích trên sông Bạch Đằng.
    • Đoạn 3 (từ “Tuy nhiên : Từ có vũ trụ” đến “chừ lệ chan”) : Các bô lão bình luận về nguyên nhân chiến thắng trên sông Bạch Đằng.
    • Đoạn 4 (đoạn còn lại) : Tác giả khẳng định, đề cao vai trò, đức độ của con người Đại Việt.
  • Hoàn cảnh ra đời của bài Phú sông Bạch Đằng.
  • Nội dung tư tưởng và giá trị nhiều mặt của bài Phú sông Bạch Đằng,
    • Nội dung
      • Nhà thơ bộc lộ tư tưởng nhân văn sâu sắc tiến bộ: vinh và nhục, thắng và bại, tiêu vong và trường tồn,..
      • Bài phú sông Bạch Đằng thông qua việc tái hiện lại không khí chiến thắng hùng tráng của những trận đánh trên sông Bạch Đằng đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc đồng thời cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí con người của tác giả.
    • Nghệ thuật
      • Ngôn ngữ tráng lệ, giàu hình ảnh; tác giả sử dụng điển tích, điển cố rất tài tình.
      • Bài phú sử dụng nhiều hình ảnh, điển tích có chọn lọc, kết hợp trữ tình hoài cổ với tự sự tráng ca, thủ pháp liên ngâm, hình thức đối đáp, đặc biệt là sự sáng tạo hình tượng nhân vật “khách” và nhân vật “các bô lão”, một nhân vật đại diện cho hiện tại và một nhân vật là chứng nhân lịch sử, đồng thời trong mỗi nhân vật đều có sự phân thân của cái tôi tác giả, một cái tôi tráng sĩ có tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ưu ái đối với lịch sử, với đất nước.

c. Kết bài

  • Nhận xét, đánh giá về vị trí, giá trị, ảnh hưởng của tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm Phú sông Bạch Đằng
  • Mở rộng vấn đề bằng những suy ngẫm và cảm nhận của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài:  Thuyết minh về bài Phú sông Bạch Đằng

Gợi ý làm bài

Trương Hán Siêu là một nhân vật lớn đời Trần. Ông tên chữ Lăng Phủ, quê ở làng Phúc Am, huyện An Khánh, Ninh Bình. Trương Hán Siêu lúc trẻ làm môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba. Ông làm quan trải qua bốn triều vua Trần (Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông). Trương Hán Siêu là một người học vấn uyên bác, thông hiểu sâu sắc đạo Nho, đạo Phật, lại giàu lòng yêu nước và có nhiều công lao đối với triều Trần, vì vậy ông được các vua Trần tôn kính, xem như bậc thầy.

Tác phẩm của ông bộc lộ tinh thần yêu non sông đất nước, tự hào về truyền thống vẻ vang của lịch sử dân tộc, đượm sắc thái trữ tình hoài cổ. Ngôn ngữ trong văn chương của Trương Hán Siêu tinh tế, lắng đọng, sử dụng thành công những hình dung từ giàu sắc thái trữ tình, giọng điệu thi phú rất uyển chuyển. Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là một tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí – Trần.

—Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến—

Bạch Đằng giang phú được coi là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam. Tác giả đã vận dụng thủ pháp kể, miêu tả về cảnh sông Bạch Đằng sinh động, chân thật, giàu chất trữ tình.  Đồng thời người đọc còn cảm nhận được những cảm xúc, những hoài niệm về quá khứ oanh liệt. Bài phú mang đậm chất sử thi hoành tráng sử dụng nhiều điển tích, điển cố chọn lọc, giàu sức gợi,những câu văn ngắn dài, phần cuối xen vào những câu thơ làm nên âm điệu hào hùng và rất trữ tình cho tác phẩm.

Đây là tác phẩm không chỉ nổi tiếng thời Trần mà còn là một trong những bài phú viết bằng chữ Hán hay vào bậc nhất nước ta thời trung đại. Bài phú chứa chan lòng tự hào, cảm hứng ngợi ca dân tộc vừa lắng đọng nỗi đau hoài cổ và có tư tưởng triết lý sâu sắc. Đọc bài phú người đọc như được sống lại những năm tháng hào hùng của một thời kì lịch sử, gắn liền với chiến công vĩ đại trên sông Bạch Đằng, từ đó thêm yêu mến, tự hào về quê hương đất nước con người Việt Nam.

Mong rằng, với tài liệu thuyết minh về bài Phú sông Bạch Đằng, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã mang đến cho các em những kiến thức và kĩ năng cần thiết về văn thuyết minh cũng như sự hiểu biết sâu sắc về tác phẩm Phú sông Bạch Đằng. Chúc các em có thêm bài văn mẫu hay và thú vị.

–MOD Ngữ văn Trường Tiểu học Thủ Lệ (tổng hợp và biên soạn)

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button