Giáo DụcLớp 6Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong – Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Bạn đang xem: Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong – Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Bài học Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong thuộc sách Kết nối tri thức nhằm. Với bài học này, nhà thơ ca ngợi hành trình âm thầm mà ý nghĩa của bầy ong khi lưu giữ những mùa hoa tàn phai cho đời. Đồng thời ca ngợi quá trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Khi đọc cần chú ý những vấn đề sau:

– Đặc điểm của thể thơ lục bát:

  • Các câu 6 – 8 nối tiếp nhau.
  • Vần: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng sáu của dòng tám, tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo. (Ví dụ: Khổ 1: trời – đời, xa, ra)
  • Nhịp: 2/2/2, 2/4, 4/4

– Vẻ đẹp của quê hương, đất nước: giản dị, gần gũi.

– Ý nghĩa được gợi lên từ “Hành trình của bầy ong”: Những phẩm chất đáng quý của loài ong là cần cù làm việc có ích cho đời, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời.

1.2. Đọc văn bản

a. Hành trình tìm mật ngọt của bầy ong:

– Khái quát cuộc hành trình vô tận:

+ Cuộc hành trình chứa đựng những khó khăn: Đôi cánh đẫm nắng trời → Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. 

+ Cuộc hành trình cả đời không kết thúc: Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.

+ Định nghĩa về không – thời gian của cuộc hành trình: 

  • Không gian: Nẻo đường xa → Không gian mở, mơ hồ, gợi cảm giác xa xôi tới những vùng đất mới
  • Thời gian: Vô tận mở ra sắc màu → Thời gian không chấm dứt, dài đến vô tận, mang nhiều màu sắc thú vị (Ẩn dụ: Thời gian – mở ra sắc màu).

– Cuộc hành trình cụ thể:

+ Địa điểm: Nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi bờ biển sóng tràn, nơi quần đảo, khơi xa → Địa điểm khắp mọi miền đất nước, mở ra không gian vô tận.

+ Các loài hoa: Hoa chuối, hoa ban, hoa cây chắn bão, hoa nở không tên… → Những loài hoa gắn với đặc trưng từng vùng miền. Những loài hoa có tên và không tên đều góp phần tạo mật ngọt cho đời.

→ Điệp từ, điệp cấu trúc: Tìm nơi…

b. Ý nghĩa của cuộc hành trình ấy:

– Những hy sinh lặng thầm của bầy ong:

+ Những con đường ong bay.

+ Trải qua mưa nắng vơi đầy.

– Nối những vùng đất với nhau bởi những “ngọt ngào”:

+ Nối liền mùa hoa.

+ Nối rừng hoang với biển xa.

+ Nơi đâu cũng tìm ra “ngọt ngào” → Nơi đâu cũng tìm ra mật ngọt, thành quả (kể cả có là ở trời cao) → Câu thơ được đưa vào ngoặc kép là một điểm đặc biệt.

– Giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai nhờ chắt được vị ngọt, mùi hương vào những giọt mật.

c. Ý nghĩa hàm ẩn về văn chương:

– Vầng trăng vốn là chất liệu của thi ca → Ám chỉ vầng trăng mang lại những nguồn thi liệu dồi dào cho sáng tác thơ ca.

– “Trời sao” có sự liên kết với “trời cao” ở câu trên → Chú ong mang mật ngọt khắp vùng trời.

– “Bầy ong – con chữ” → Đặt ngang hàng, dấu gạch ngang như thay thế từ “là”. Quá trình ong nối liền mùa hoa cũng giống như con chữ nối lời bài ca.

– Thời gian: “đêm nay” – liên hệ với “vầng trăng” + Biện pháp so sánh “như thức cùng tôi” → Thức để sáng tạo nghệ thuật chăm chỉ, để cảm nhận được những vị mật của cuộc đời.

=> Hành trình sáng tạo nghệ thuật cũng giống như hành trình của bầy ong. Đầu tiên phải tìm chất liệu (hoa, mật hoa), vượt qua những khó khăn, phải trải nghiệm nhiều nơi, tiếp xúc nhiều thứ (cả nổi tiếng lẫn vô danh) để có thể đủ nguyên liệu liên kết tất cả các yếu tố. Điểm đích của cuộc hành trình đó là tạo ra sáng tạo nghệ thuật, những thành công, mật ngọt lưu giữ lịch sử, văn hóa,… của nhân loại. Ca ngợi người nghệ sĩ cũng giống như loài ong chăm chỉ trên chặng đường sáng tạo nghệ thuật.

1.3. Sau khi đọc

* Tác giả:

– Nguyễn Đức Mậu sinh năm 1948.

– Quê hương: Nam Định.

– Ông là một nhà thơ, nhà văn quân đội.

– Ông từng nhận được Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001; Giải thưởng văn học Asean năm 2001.

– Một số tác phẩm: Thơ người ra trận (1971), Cây xanh đất lửa (1973), Áo trận (1976), Mưa trong rừng cháy (1976), Trường ca sư đoàn (1980), Hoa đỏ nguồn sông (1987), Từ hạ vào thu (1992)…

* Tác phẩm:

– Bài thơ “Hành trình của bầy ong” được sáng tác theo thể thơ lục bát.

– Bố cục: Tìm hiểu văn bản theo 3 mạch nội dung chính như sau:

  • Phần 1: Hành trình tìm mật ngọt của bầy ong.
  • Phần 2: Ý nghĩa của cuộc hành trình ấy.
  • Phần 3: Ý nghĩa hàm ẩn về văn chương.

Bài tập: Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào? Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt?

a. Hướng dẫn giải:

– Đọc kĩ lại bài thơ Hành trình của bầy ong để giải bài tập này.

– Tìm những nơi mà ong đến tìm mật, nêu vẻ đẹp của những nơi đó.

b. Lời giải chi tiết:

– Bầy ong đến tìm mật ở khắp nơi, rong ruổi trăm miền: ong có mặt nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi bờ biển sóng tràn, nơi quần đảo khơi xa. Ong nối liền các mùa hoa, nối rừng hoang với đảo xa. Ong chăm chỉ, cần mẫn: giá hoa có ở trên trời cao thì bầy ong cũng dám bay lên để mang về mật thơm.

– Vẻ đẹp của những nơi mà ong đến: nơi rừng sâu bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban, biển xa (có hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa), và nơi quần đảo (có loài hoa nở như là không tên).

Lời kết

– Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Thực hành đọc một văn bản hiệu quả.

+ Rèn luyện và nâng cao kĩ năng tư duy và đọc hiểu.

+ Hiểu được nội dung, ý nghĩa bài Hành trình của bầy ong.

Soạn bài Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong

Bài học Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc hiểu một văn bản trong sách Kết nối tri thức. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc dưới đây:

  • Soạn bài Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong
  • Soạn bài Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong

Một số bài văn mẫu về văn bản Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong

Văn bản Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong nhằm giúp các em hiểu được những phẩm chất đáng quý của loài ong là cần cù làm việc có ích cho đời, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời. Để cảm nhận được bài học này, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu về bài Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong.

— Đang cập nhật — 

Hỏi đáp bài Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong Ngữ văn 6

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ sớm trả lời cho các em.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button