Hỏi Đáp

Thủ tục xin ra khỏi Đảng đối với đảng viên

Thủ tục xin ra khỏi Đảng đối với đảng viên. Đảng viên là một vị trí cao cả mà nhiều công dân mong muốn được tham gia vào Đảng. Đảng sẽ giác ngộ suy nghĩ cho Đảng viên, định hướng cho Đảng viên vào con đường đúng đắn. Những người trở thành Đảng viên là những người ưu tú được Đảng công nhận, và có được lòng tin từ người dân. Vậy trường hợp muốn ra khỏi Đảng cần làm những thủ tục gì? Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Thủ tục xin ra khỏi Đảng đối với đảng viên

1. Hình thức xin ra khỏi Đảng

Với việc xin ra khỏi Đảng có hai hình thức và mục đích chính đó là:

  • Tự nguyện xin ra khỏi Đảng, trường hợp cảm thấy bản thân không thể sinh hoạt và phục vụ, cống hiến cho Đảng vì lí do sức khoẻ, thời gian hoặc nguyên nhân cá nhân nào đó thì sẽ được xin ra khỏi Đảng và nêu rõ lý do xin.
  • Bị khai trừ khỏi Đảng, trường hợp bị khai trừ khỏi Đảng là do Đảng viên đó vi phạm điều lệ Đảng viên, ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của người Đảng viên và tổ chức.

Với việc xin ra khỏi Đảng và điều mà không ai mong muốn vì được cống hiến cho Đảng là một niềm hạnh phúc và thiêng liêng.

2. Thủ tục xin ra khỏi Đảng đối với đảng viên

Với hai trường hợp ra khỏi Đảng trên thì cũng có hai thủ tục tương ứng cho việc ra khỏi Đảng theo mục 11 Hướng dẫn 01/HD-TW 2021 quy định như sau:

Với trường hợp bị khai trừ khỏi Đảng:

11.1. Việc xoá tên đảng viên trong danh sách đảng viên

a) Đảng viên làm bản tự kiểm điểm và kiểm điểm trước chi bộ. Trường hợp chi ủy đã yêu cầu đến lần thứ 3 nhưng đảng viên đó không làm bản kiểm điểm hoặc không đến dự họp để kiểm điểm thì chi bộ vẫn xem xét, xử lý đối với đảng viên đó.

Trường hợp đảng viên cố tình không làm bản kiểm điểm theo yêu cầu của chi bộ thì chi bộ thực hiện ngay quy trình đề nghị xoá tên đảng viên.

b) Chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở, cấp có thẩm quyền xem xét xoá tên đảng viên, thực hiện thủ tục xem xét theo hướng dẫn tại Điểm 4.6, Mục 4 của Hướng dẫn này.

c) Giải quyết khiếu nại xoá tên đảng viên:

Thực hiện theo Quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

Khi Đảng viên vi phạm mà không thực hiện kiểm điểm đến lần thứ ba mà vẫn không thực hiện thì sẽ bị xem xét xoá tên khỏi Đảng. Việc xoá tên khỏi Đảng sẽ được thực hiện theo quy trình thủ tục như trên. Việc một người bị xoá tên khỏi Đảng là điều mà nhiều người không mong muốn bởi nó ảnh hưởng đến tinh thần của người đó. Và hơn hết là sẽ khó khăn nếu mong muốn được hoạt động lại trong Đảng.

Người bị xoá tên khỏi đảng trong trường hợp:

  • Đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng;
  • Đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự huỷ thẻ đảng viên;
  • Đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không thực hiện nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ;
  • Đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên;
  • Đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.

Trường hợp chủ động xin ra khỏi Đảng:

11.2. Đảng viên xin ra khỏi Đảng

a) Đối tượng và thủ tục

– Chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Nếu vi phạm tư cách đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng.

– Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra khỏi Đảng, báo cáo chi bộ.

– Chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở xem xét, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xét, quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xoá tên trong danh sách đảng viên.

– Đảng ủy cơ sở được ủy quyền kết nạp đảng viên, khai trừ đảng viên thì ra quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên.

b) Đảng viên đã được cấp ủy có thẩm quyền quyết định cho ra khỏi Đảng, nếu có nhu cầu được cấp giấy xác nhận tuổi đảng thì cấp ủy có thẩm quyền xét, cấp “Giấy xác nhận tuổi đảng” cho những người đó.

Với trường hợp chủ động, tự nguyện xin ra khỏi Đảng chỉ thực hiện khi Đảng viên không bị vi phạm về tư cách Đảng viên. Bởi nếu vi phạm tư cách Đảng viên thì sẽ bị thực hiện kỷ luật và xoá tên khỏi Đảng theo quy định.

Người xin ra khỏi Đảng vẫn sẽ được cấp giấy xác nhận tuổi Đảng nếu có yêu cầu. Và việc xin ra khỏi Đảng phải làm đơn nêu rõ lý do để được xét duyệt.

Như vậy thủ tục xin ra khỏi Đảng được thực hiện đơn giản mà không mất nhiều thời gian. Khi mong muốn ra khỏi Đảng chỉ cần làm đơn nộp với lý do chính đáng.

Trên đây là những phân tích của Trường Tiểu học Thủ Lệ về vấn đề Thủ tục xin ra khỏi Đảng đối với đảng viên. Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật dưới đây:

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button