Hỏi Đáp

Thủ tục xác định ranh giới đất

Thủ tục xác định ranh giới đất. Ranh giới đất được xác định thế nào? Ai có thẩm quyền xác định ranh giới đất

Bạn đang xem: Thủ tục xác định ranh giới đất

Contents

1. Thủ tục xác định ranh giới đất

Thủ tục xác định ranh giới đất

Quy trình, thủ tục xác định ranh giới đất được quy định tại điều 72a Nghị định 01/2017/NĐ-CP như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Thành phần hồ sơ gồm:

  • Đơn xin xác nhận việc đo đạc lại đất để cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Đơn đề nghị xác định lại diện tích đất ở (theo quy định của văn phòng đăng ký đất đai).
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có.

Bước 2: Nộp hồ sơ

  • Người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị xác định lại diện tích đất ở tại văn phòng đăng ký đất đai. Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện sẽ tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân.
  • Trong trường hợp có nhu cầu nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì UBND cấp xã nơi có đất là cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ đến văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền.

Bước 3: Tổ chức đo đạc

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất căn cứ hồ sơ có liên quan và nội dung xác nhận của UBND cấp xã tiến hành lập hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính theo quy định và thông báo cho người sử dụng đất thời gian xuống kiểm tra, đo đạc thực tế.

Sau khi ký hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính; văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ bố trí cán bộ xuống đo đạc kiểm tra thực tế theo lịch và thiết lập 1 bộ hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật.

Bước 4: Nhận kết quả đo đạc, xác định lại ranh giới đất:

Sau khi nhận được thông báo về việc đến nhận kết quả đo, người sử dụng đất đến thanh lý hợp đồng và nhận hồ sơ tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Lưu ý: Tùy từng địa phương và trường hợp cụ thể sẽ có những thay đổi nhất định về cơ quan tiếp nhận hồ sơ cũng như thành phần hồ sơ và thời gian giải quyết.

2. Thẩm quyền xác định ranh giới thửa đất

Theo Khoản 1, Khoản 3 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì việc đo đạc, xác định lại ranh giới đất thuộc chức năng của văn phòng đăng ký đất đai

3. Cách xác định ranh giới thửa đất

Theo quy định tại Điều 175 Bộ Luật Dân sự, ranh giới thửa đất được xác định theo các cách sau:

  • Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Người sử dụng đất phải tuân thủ quy định về ranh giới đất như sau:

  • Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách. Kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
  • Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng. Từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật. Và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
  • Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất. Thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây. Cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt. Tỉa cành phần vượt quá. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã cung cấp cho bạn đọc Thủ tục xác định ranh giới đất. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

  • Đất bao nhiêu m2 thì được tách sổ đỏ?
  • Đất bao nhiêu m2 thì được tách sổ đỏ?
  • Người lao động không muốn đóng bảo hiểm xã hội có được không?
  • Sang tên sổ đỏ cho con có mất tiền không?
  • Ly hôn, căn nhà đang trả góp sẽ được phân chia thế nào?
  • Cách xác định tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button