Bài thu hoạch

Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo

Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo là cuộc vận động đầy ý nghĩa. Đây là cuộc vận động được xây dựng trên cơ sở các văn bản thể hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đặc trưng hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo.

Bạn đang xem: Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo

Hãy cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ tìm hiểu về cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”

1. Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo

Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” do Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” đã được đông đảo cán bộ quản lý và nhà giáo trong toàn Ngành giáo dục hưởng ứng, tham gia tích cực, góp phần tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước và hội nhập Quốc tế.

Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo

Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” gắn với phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thực sự đã làm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, khơi dậy ý thức khắc phục khó khăn của đội ngũ nhà giáo trong việc tự học, tự bồi dưỡng, từng bước nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học, góp phần tích cực cho sự nghiệp GD&ĐT của nước nhà những năm qua phát triển ổn định và bền vững.

Trải qua 14 năm thực hiện, Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” ngày càng được triển khai rộng rãi, chuyển biến từ “lượng” sang “chất”. Mỗi thầy giáo, cô giáo thực sự là những tấm gương điển hình trong việc nêu cao vai trò, trách nhiệm trong sự nghiệp “trồng người”. Cuộc vận động cũng đã góp phần khơi dậy lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, lương tâm nhà giáo, tạo nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Quá trình thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần xây dựng thành công đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên “vừa hồng, vừa chuyên” để thực hiện tốt sự nghiệp “trồng người”.

2. Cuộc vận động Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo được phát động vào năm nào?

Cuộc vận động Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo được Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động vào năm 2007.

2.1 Cơ sở lý luận của cuộc vận động Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo

Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” được xây dựng trên cơ sở các văn bản thể hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đặc trưng hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo, trực tiếp là các văn bản sau:

  • Chỉ thị số 40-CT/TƯ
  • Chỉ thị số 06-CT/TƯ
  • Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg
  • Căn cứ vào đặc trưng nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong các hoạt động của mình.

2.2 Cơ sở thực tiễn của cuộc vận động Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo

năm học 2005-2006, còn hàng vạn nhà giáo chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo về chuyên môn, trình độ tin học và ngoại ngữ thì rất hạn chế. Ở mầm non có 28.509 giáo viên trình độ đào tạo chưa đạt chuẩn, chiếm 17,8%; ở tiểu học có 14.640 giáo viên, trình độ đào tạo chưa đạt chuẩn (4,14%); ở trung học cơ sở có 11.662 giáo viên, trình độ đào tạo chưa đạt chuẩn (3,81%); ở trung học phổ thông có 4,509 giáo viên trình độ đào tạo chưa đạt chuẩn (3,80%). Ở các trường đại học, số giảng viên có trình độ chuyên môn cao có tỷ lệ thấp và có chiều hướng giảm: giáo sư chỉ có 349 người (1,14%), phó giáo sư có 1.742 người (5,71%), tiến sĩ có 4.745 người (15,56%). Ở các trường cao đẳng, số giảng viên có trình độ chuyên môn cao là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ tỷ lệ thấp hơn.

Một bộ phận nhỏ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có những biểu hiện thiếu gương mẫu về đạo đức và lối sống, việc tự học, tự nghiên cứu còn hạn chế, chậm đổi mới về phương pháp giảng dạy. Cá biệt có một số nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm thân thể người học, vi phạm pháp luật bị xử lý hình sự. Những vi phạm này làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục, làm tổn hại đến danh dự nhà giáo, truyền thống tôn sự trọng đạo của dân tộc và còn ảnh hưởng xấu đến việc giáo dục nhân cách thế hệ trẻ.

=> Ngày 16/11/2007, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của ngành kể từ năm học 2007-2008.

Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ cập nhật, đăng tải Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Các bài viết liên quan:

Đáp án tìm hiểu 70 năm Công đoàn Giáo dục Việt Nam

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Bài thu hoạch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button