Hỏi Đáp

Biện pháp nào được áp dụng để phòng chống dịch Covid 19?

Theo Chỉ thị 15/CT-TTG, biện pháp nào được áp dụng để phòng chống dịch Covid 19? Nhà nước ta đã xác định đâu là biện pháp phòng chống dịch Covid 19?

Bạn đang xem: Biện pháp nào được áp dụng để phòng chống dịch Covid 19?

1. Biện pháp nào được áp dụng để phòng chống dịch Covid 19?

Biện pháp nào được áp dụng để phòng chống dịch Covid 19?

– Theo Chỉ thị 15/CT-TTG, các biện pháp sau được áp dụng để phòng chống dịch Covid 19:

– Phát hiện sớm nguồn lây, cách ly kịp thời, khoanh vùng nhanh gọn, dập dịch triệt để.

– Hạn chế tụ tập đông người

– Cách ly, giám sát

– Chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thật cần thiết, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng, tăng cường tự bảo vệ sức khỏe; hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh trừ trường hợp thật sự cần thiết và thực hiện tốt các khuyến cáo của cơ quan chức năng, nhất là đối với người cao tuổi, có bệnh nền.

– Kiểm soát chặt mọi trường hợp nhập cảnh trên các tuyến biên giới trên bộ (nhất là biên giới với Lào, Campuchia), đường thủy, đường biển, các cảng hàng không. Tăng cường năng lực cả về nhân lực, cơ sở vật chất bảo đảm cách ly tập trung đối với mọi trường hợp nhập cảnh; chú trọng việc bảo đảm an toàn cho các lực lượng quản lý nhập cảnh, làm việc tại các cửa khẩu, các khu cách ly tập trung và các cơ sở cách ly dân sự khác. Có phương án điều tiết hợp lý việc tiếp nhận, phân loại sàng lọc người nhập cảnh bảo đảm không quá tải các cơ sở cách ly tập trung trên tuyến biên giới đường bộ.

– Phân luồng, phân tuyến khám chữa bệnh, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân; có phương án chăm sóc tốt hơn, bảo vệ tốt nhất an toàn cho lực lượng bác sỹ, cán bộ y tế, đặc biệt là tại các bệnh viện điều trị người mắc dịch COVID-19; hỗ trợ vật tư, trang thiết bị cho các tỉnh giáp Lào, Campuchia.

– Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, thuốc men, vật tư y tế và các phương án phòng, chống dịch, kể cả việc huy động cơ sở vật chất của các tổ chức, doanh nghiệp, bảo đảm sẵn sàng ứng phó dịch bệnh trên diện rộng; xây dựng phương án về áp dụng tình trạng khẩn cấp về dịch

– Rà soát, yêu cầu thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe, sàng lọc đối với các trường hợp đã nhập cảnh Việt Nam

– Hạn chế việc di chuyển của người dân, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác

– Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cơ sở kinh doanh, dịch vụ cần đóng cửa.

– Dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

– Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.

– Các cấp, các ngành tích cực đổi mới, cải tiến cách làm việc nhằm thích ứng với bối cảnh phòng, chống dịch. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, các hoạt động trực tuyến trong chỉ đạo, điều hành, làm việc, học tập, thực hiện thủ tục hành chính; hướng dẫn, khuyến khích người dân tăng cường sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng.

2. Không tuân thủ biện pháp phòng chống dịch bệnh phạt thế nào?

Sau đây là các lỗi không tuân thủ biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid và mức phạt hành chính:

Lỗi Mức phạt hành chính
Không đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng; không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc Tối đa đến 3.000.000 đồng
Vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng
  • Tối đa đến 5.000.000 đồng, nếu vứt ra vỉa hè
  • Tối đa đến 7.000.000 đồng nếu vứt ra đường phố
Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh COVID-19 của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh COVID-19 Tối đa 20.000.000 đồng
Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng Đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, 40.000.000 đồng đối với tổ chức.
Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ
Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch Đến 30.000.000 đồng
Trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế Đến 20.000.000 đồng
Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Đến 15.000.000 đồng

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã trả lời câu hỏi Biện pháp nào được áp dụng để phòng chống dịch Covid 19? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

  • Lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa và bán lại để thu lợi bất chính phạt tù mấy năm?
  • Đáp án cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong phòng chống dịch covid 19
  • Không thực hiện kiểm tra, xử lý y tế trước khi vào vùng có dịch phạt hành chính tối đa bao nhiêu?
  • Đưa trái phép thuốc, vật tư y tế qua biên giới nhằm thu lợi bất chính bị xử tội gì?
  • Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh Covid của bản thân hoặc người khác phạt hành chính tối đa bao nhiêu?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button