Hỏi Đáp

Thủ tục đăng ký bản quyền bảo hộ bài hát ?

Thủ tục đăng ký bản quyền bảo hộ bài hát 2022? Những bài hát được sáng tác ra không tránh khỏi việc sao chép, bắt chước, đạo nhái, để bảo vệ tác phẩm của mình, các tác giả sáng tác ra bài hát cần phải đăng ký bản quyền đối với bài hát đó. Vậy thủ tục đăng ký bản quyền bảo hộ bài hát như thế nào? mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Thủ tục đăng ký bản quyền bảo hộ bài hát ?

1. Hình thức đăng ký bản quyền bài hát

Đăng ký bản quyền (hay còn gọi là quyền tác giả) là quyền của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm mà mình sở hữu.

Căn cứ Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, các loại hình tác phẩm sau đây được bảo hộ quyền tác giả:

Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Tác phẩm âm nhạc là đối tượng thuộc tác phẩm văn học, nghệ thuật được bảo hộ quyền tác giả. Bài hát là tác phẩm âm nhạc gồm phần lời và nhịp điệu, giai điệu (được thể hiện bằng các nốt nhạc và kí hiệu).

Đăng ký bản quyền bảo hộ bài hát như thế nào?

2. Đăng ký bản quyền bài hát ở đâu?

Rất nhiều những bạn đọc thắc mắc về việc không biết đăng ký bản quyền bài hát ở đâu? Hiện nay, tất cả những hồ sơ đăng ký bản quyền đều được nộp tại Cục bản quyền tác giả. Cục bản quyền tác giả có nhiệm vụ quản lý quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thuộc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Bạn đọc tham khảo các địa chỉ của Cục bản quyền tác giả ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và Đà Nẵng như sau:

+ Hà Nội:  

  • Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, Cục Bản quyền tác giả
  • Địa chỉ: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội.
  • ĐT: 024 3823 4304
  • Fax: 024.38 432 630
  • Email: [email protected]

+ TP. Hồ Chí Minh: 

  • Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả TP. Hồ Chí Minh
  • Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 028. 39 308 086
  • Fax: 028. 39 308 087
  • Email: [email protected]

+ TP. Đà Nẵng:

  • Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng
  • Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.
  • ĐT: 023.63 606 967
  • Email: [email protected]

3. Hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát

Bạn đọc cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ hồ sơ theo quy định tại Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ 2005 trước khi tiến hành nộp tới cục bản quyền. Bởi khi thiếu một trong các giấy tờ dưới đây, cục bản quyền sẽ thông báo để sửa đổi hoặc bổ sung giấy tờ, thì thời gian được cấp bản quyền bài hát sẽ lâu hơn dẫn đến việc sẽ có người đăng ký trước bản quyền đối với bài hát đó.

Do vậy, việc chuẩn bị giấy tờ hồ sơ rất quan trọng, cần chuẩn bị kỹ lưỡng, và chính xác. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát bao gồm các giấy tờ sau:

– Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

– Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn. Bộ Văn hóa – Thông tin quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;

– Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;

– Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;

– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

4. Thủ tục đăng ký bản quyền bài hát

Thủ tục đăng ký bản quyền bài hát được thực hiện theo các bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Bài hát trước khi đăng ký phải là bài hát hoàn chỉnh, người đăng ký bản quyền bản bài chuẩn bị hồ sơ đăng ký tại mục 3.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát tại Cục bản quyền tác giả;

Bước 3: Cục Bản quyền tác giả thẩm định và ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung giấy tờ (nếu có). Hồ sơ hợp lệ thì Cục bản quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận.

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Thủ tục đăng ký bản quyền bảo hộ bài hát 2022? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Dân sự mảng Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ:

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button