Hỏi Đáp

Thủ tục cấp phép dạy thêm

Việc dạy thêm ngày nay là nhu cầu tất yếu bởi tâm trạng lo lắng của phụ huynh khi con em mình không theo kịp được các bạn đồng trang lứa. Vậy, để được dạy thêm, giáo viên cần làm những thủ tục gì để được cấp phép? Bài viết này Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ chia sẻ cho bạn.

Bạn đang xem: Thủ tục cấp phép dạy thêm

Contents

1. Điều kiện được cấp phép dạy thêm

Để được dạy thêm, trước tiên bạn phải không rơi vào trường hợp cấm dạy thêm như sau:

Điều 4. Các trường hợp không được dạy thêm

1. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

2. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

3. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.

4. Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;

b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Khi muốn được cấp phép dạy thêm, học thêm bạn cần phải cam kết với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt điểm dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm, học thêm.

Bên cạnh đó, lớp học thêm sau khi được thành lập cần phải công khai tại địa điểm tổ chức dạy thêm trước và trong khi dạy thêm như sau: Giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm,học thêm; Danh sách người dạy thêm; Thời khóa biểu dạy thêm, học thêm; Mức thu tiền học thêm…

Thủ tục cấp phép dạy thêm 2021

2. Thủ tục xin cấp phép dạy thêm

1. Trình tự thực hiện

– Bước 1: các trường, cơ sở tư nhân, cá nhân đến Sở GD&ĐT nộp hồ sơ xin cấp giấy phép dạy thêm;

– Bước 2: Sở GD&ĐT thẩm định các điều kiện mở lớp;

– Bước 3: UBND tỉnh ủy quyền cho Sở GD&ĐT cấp và thu hồi giấy phép dạy thêm đối với các trường, cơ sở tư nhân, cá nhân từ cấp Trung học phổ thông, kể cả cấp II-III và các trường chuyên biệt.

2. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp đến Sở GD&ĐT.

3. Thành phần hồ sơ

– Đơn xin mở lớp dạy thêm, học thêm ghi rõ số lượng học sinh, số lớp, số học sinh/lớp.

– Danh sách người dạy, lý lịch người dạy, chuẩn đào tạo từng người, bản sao văn bằng chứng chỉ sư phạm (có chứng thực), những người không thuộc diện ngành Giáo dục và Đào tạo quản lý, kể cả cán bộ, giáo viên đã nghỉ hưu, phải có thêm giấy khám sức khỏe đủ điều kiện để đảm bảo giảng dạy.

– Bản kê khai địa điểm, cơ sở vật chất, phòng học.

– Văn bản của Hiệu trưởng (đối với giáo viên trường công lập) đồng ý cho dạy thêm theo quy định về số giờ, số buổi dạy thêm tại cơ sở tư nhân, cá nhân.

– Văn bản thẩm định về người dạy, các điều kiện mở lớp dạy thêm, học thêm.

– Bản cam kết.

– Giấy xác nhận của địa phương.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết

Thời gian cấp giấy phép dạy thêm là 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ xin cấp giấy phép dạy thêm đầy đủ và sẽ bị thu hồi giấy phép dạy thêm nếu không thực hiện đầy đủ.

5. Đối tượng thực hiện

– cá nhân, tổ chức

6. Cơ quan thực hiện thủ tục

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở GD&ĐT.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT.

– Cơ quan phối hợp: Trường (đối với giáo viên trường công lập), chính quyền địa phương.

7. Kết quả thực hiện thủ tục

Giấy phép dạy thêm

8. Lệ phí

Theo thỏa thuận với phụ huynh học sinh bằng văn bản, nhưng không được quá mức chi trả tiền dạy thêm giờ của giáo viên và các chi phí về cơ sở vật chất theo quy định và 5% nộp về cơ quan quản lý kiểm tra, cấp phép dạy thêm mà UBND tỉnh đã cho phép.

9. Biểu mẫu

Đơn đề nghị cấp giấy phép dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường (Mẫu 9);

– Đơn đăng ký tham gia dạy thêm ngoài nhà trường (Mẫu 10);

– Đơn đề nghị cấp giấy phép dạy thêm, học thêm trong nhà trường (Mẫu 11).

10. Căn cứ pháp lý của thủ tục

– Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm.

– Thông tư số 50/2008/TTLT- BGDĐT- BNV-BTC ngày 09 tháng 9 năm 2008 của Bộ GD&ĐT- Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Trường Tiểu học Thủ Lệ. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Quy định ngừng dạy thêm của Bộ giáo dục, Dạy thêm không xin phép có vi phạm pháp luật không? từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button