Hỏi Đáp

Ly hôn có được đền bù tuổi thanh xuân không?

Ly hôn có được đền bù tuổi thanh xuân không? Nhiều chị em phụ nữ cống hiến hết tuổi thanh xuân cho gia đình, khi hạnh phúc đổ vỡ họ lại cảm thấy tiếc nuối tuổi xuân đã qua

Bạn đang xem: Ly hôn có được đền bù tuổi thanh xuân không?

Vậy, pháp luật có quy định gì về vấn đề bồi thường tổn thất tuổi thanh xuân sau khi ly hôn hay không?

1. Ly hôn có được đền bù tuổi thanh xuân không?

Ly hôn có được đền bù tuổi thanh xuân không?

Trong Luật Hôn nhân và gia đình không có quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại khi ly hôn. Việc bồi thường thiệt hại được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 gồm: bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm bị xâm hại, bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm, …

=> Nếu một bên xâm hại đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, sức khỏe… của bên còn lại thì người bị xâm hại được quyền đòi bồi thường, trong đó có khoản bồi thường tổn thất về tinh thần. Nếu không có các sự kiện trên thì vấn đề bồi thường tổn thất tuổi thanh xuân sau khi ly hôn tùy thuộc vào sự thỏa thuận của 2 bên, miễn là nó không vi phạm đạo đức hay điều cấm của luật thì sẽ được tòa án chấp thuận.

=> Ly hôn có được đền bù tuổi thanh xuân hay không là tùy thuộc vào các bên

2. Quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn

Để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ khi ly hôn, luật HNGĐ có các quy định sau:

2.1 Không được yêu cầu ly hôn khi vợ đang mang thai

Khoản 3 điều 52 Luật HNGĐ quy định:

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

=> Khi người vợ đang mang thai, sinh con, nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không được yêu cầu ly hôn nhưng lại không hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người vợ

2.2 Vợ ở nhà nội trợ vẫn là được xem là lao động có thu nhập

Quy định này đảm bảo cho việc chia tài sản chung khi ly hôn bởi vì 2 Điều 59 Luật HN&GĐ, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng có căn cứ vào hoàn cảnh của gia đình, vợ, chồng, công sức đóng góp

Bên cạnh đó luật này còn quy định:

  • Công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi là lao động có thu nhập.
  • Không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập

=> Khi ly hôn, chia tài sản, công sức đóng góp của vợ làm việc nội trợ cũng bằng với công sức đóng góp khi chồng đi làm việc ở bên ngoài.

2.3 Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Khoản 3 điều 81 Luật HNGĐ quy định:

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

=> Con dưới 36 tháng tuổi được ưu tiên giao cho mẹ nuôi dưỡng, nhưng cũng loại trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để nuôi con hoặc để đảm bảo lợi ích của con

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã trả lời câu hỏi Ly hôn có được đền bù tuổi thanh xuân không? Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

  • Cách xác định tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân
  • Đất bao nhiêu m2 thì được tách sổ đỏ?
  • Tách sổ đỏ hết bao nhiêu tiền?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button