Thủ tục bổ sung tên cha trong giấy khai sinh
Thủ tục bổ sung tên cha trong giấy khai sinh. Muốn bổ sung tên cha vào giấy khai sinh của con thì phải làm thế nào?
Bạn đang xem: Thủ tục bổ sung tên cha trong giấy khai sinh
Contents
1. Thủ tục bổ sung tên cha trong giấy khai sinh
Để bổ sung tên cha vào giấy khai sinh của con thì các bạn cần tiến hành thủ tục bổ sung hộ tịch theo quy định tại Luật Hộ tịch 2014, cụ thể:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ gồm tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch:
- Tờ khai
- Văn bản thừa nhận con chung của vợ, chồng hoặc văn bản xác định cha cho con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Bản chính giấy khai sinh của con;
- Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc bổ sung tên cha vào giấy khai sinh của con.
Bên cạnh đó khi làm thủ tục bổ sung tên cha trong giấy khai sinh, các bạn nên đưa theo các giấy tờ tùy thân chứng minh nhân thân của mình, của người cha (ví dụ: căn cước công dân…)
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã đã đăng ký khai sinh cho con trước đây hoặc nơi cư trú của con để tiến hành bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con.
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định: Nếu không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm tên của người tiếp nhận.
Hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.
Bước 3: Chờ kết quả
Trong 3 ngày làm việc, nếu thấy việc bổ sung tên cha vào giấy khai sinh của con là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì ký Trích lục bổ sung hộ tịch cấp cho người yêu cầu. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào Sổ hộ tịch và cùng người yêu cầu ký vào sổ. Đồng thời, công chức tư pháp – hộ tịch bổ sung thông tin cha vào mục tương ứng và đóng dấu nội dung bổ sung vào Giấy khai sinh.
2. Giấy khai sinh không có tên cha
Giấy khai sinh không có tên cha có hợp lệ không?
Theo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì giấy khai sinh không có tên cha vẫn được chấp nhận trong những trường hợp đặc biệt, ví dụ: không xác định được cha của con.
Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
=> Nếu chưa xác định được người cha thì trong giấy khai sinh chỉ ghi phần thông tin của mẹ còn thông tin người cha thì bỏ trống
Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã cung cấp cho bạn đọc Thủ tục bổ sung tên cha trong giấy khai sinh. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh Covid của bản thân hoặc người khác phạt hành chính tối đa bao nhiêu?
- Chi phí khám và điều trị cho bệnh nhân mắc Covid 19 do ai chi trả?
- Đáp án cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong phòng chống dịch covid 19.
- Nhập cảnh, xuất cảnh trái phép bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền tối đa là bao nhiêu?
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp