Giáo Dục

Thế nào là trường từ vựng?

Trường từ vựng là một khái niệm quan trọng trong tiếng Việt các em học sinh cần nắm rõ. Vậy thế nào là trường từ vựng? Sau đây là một số kiến thức về trường từ vựng Trường Tiểu học Thủ Lệ xin chia sẻ đến bạn đọc.

Bạn đang xem: Thế nào là trường từ vựng?

    Trường từ vựng là một nội dung kiến thức được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 8. Để hiểu rõ hơn về trường từ vựng là gì mời các bạn cùng theo dõi nội dung sau đây nhé.

    Contents

    1. Trường từ vựng là gì?

    Khái niệm về trường từ vựng

    Trong thuật ngữ trường từ vựng, có thể hiểu trường là một tập hợp (khái niệm trường được mượn của các ngành khoa học tự nhiên, xuất hiện trong các tập hợp từ như: trường hấp dẫn, trường điện từ…), từ vựng chỉ các từ trong một ngôn ngữ (ở đây là tiếng Việt).

    Như vậy, trường từ vựng là tập hợp của những từ căn cứ vào một nét đồng nhất (nét chung) nào đó về nghĩa.

    Một số ví dụ :

    + Trường từ vựng “động vật” gồm các từ: trâu, hò, lợn, gà, dê, khỉ; trống, mái; mõm, đuôi; phi, lồng, …

    + Trường từ vựng về “biển”: bờ biển, eo biển; bão biển, sóng thần; hải âu, sò huyết, …

    2. Đặc điểm của trường từ vựng

    a) Trước hết, cần hiểu mỗi trường từ vựng là một hộ thống. Mà đã nói tới hệ thống là nói tới tính cấp bậc, nghĩa là một hệ thống thường bao hàm trong lòng nó những hệ thống nhỏ hơn thuộc các tầng bậc, cấp bậc khác nhau. Nói cách khác, một trường từ vựng có thể bao gồm một số trường từ vựng nhỏ hơn. Ví dụ:

    – Trường từ vựng “động vật” nói trên có thể có một số trường nhỏ sau:

    + Tên gọi các loài: gà, chó, lợn, mèo, dê, khỉ, hổ, báo,…

    + Về giống: đực, cái, trống, mái,…

    + Bộ phận cơ thể động vật: đầu, đuôi, mõm, sừng, gạc, vuốt, nanh,…

    + Hoạt động: chạy, phi, lồng, lao, trườn, bò; đánh hơi; cấu, xé, vồ, tha,…

    – Trường từ vựng “biển” có các trường nhỏ sau:

    + Địa thế vùng biển: bờ biển, bãi biển, eo biển, cửa biển, vịnh, bán đảo,…

    + Thời tiết biển: bão biển, lốc biển, mưa biển, sóng thần,…

    + Sinh vật sống ở biển: hải âu, hải yến, dã tràng, vích, đồi mồi, hào ngư, sò huyết,…

    b) Một từ có thể xuất hiện trong nhiều trường từ vựng. Điều này chỉ xảy ra đối với những từ có nhiều nghĩa. Ví dụ, động từ chạy có các nghĩa cơ bản sau:

    – Chỉ hoạt động dời chỗ bằng chân với tốc độ cao: người chạy, con mèo chạy,…

    – Tìm kiếm: chạy thầy, chạy tiền,…

    – Trốn tránh: chạy giặc, chạy loạn,…

    – Vận hành: máy chạy, đồng hồ chạy,…

    – Vận chuyển: chạy thóc vào kho,…

    Với các nghĩa trên, các trường hợp sử dụng khá phong phú nói trên, từ chạy có thể xuất hiện trong khá nhiều trường từ vựng, như các trường nói về con người, động vật, đồ vật …

    c) Thực chất của hiện tượng chuyển nghĩa của từ (theo các phương thức như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, so sánh,…) trong ngôn ngữ, nhất là trong thơ văn – chính là chuyển trường từ vựng (từ trường từ vựng chỉ sự vật, hiện tượng này chuyển sang trường từ vựng chỉ sự vật, hiện tượng khác). Qua việc chuyển trường từ vựng, nghĩa của từ sẽ phát triển ngày càng phong phú, đáp ứng được nhu cầu biểu đạt của con người.

    Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Giáo dục

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button