Hỏi Đáp

Thế nào là cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh?

Thế nào là cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh? Hai khái niệm này có thể ai cũng biết những chưa hẳn đã hiểu được cụ thể về chúng. Hãy cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Thế nào là cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh?

1. Cạnh tranh lành mạnh là gì?

Cạnh tranh lành mạnh là sự tranh đua của các doanh nghiệp một cách hợp pháp, minh bạch, trong sạch với nhau trong cùng một lĩnh vực hoặc ngành nghề mà không dùng những thủ đoạn mờ ám, vi phạm pháp luật để chiếm thị phần trong thị trường.

Cạnh tranh xảy ra với những nhà sản xuất, kinh doanh với nhau hoặc giữa những nhà sản xuất, kinh doanh với người tiêu dùng. Để cạnh tranh được lành mạnh thì một doanh nghiệp cần có những chiến lược kinh doanh thông minh giúp công ty phát triển mà cũng cần đạt những tiêu chuẩn sau:

  • Tiêu chuẩn về kết cấu trên thị trường: tiêu chuẩn này thể hiện khi thị trường cạnh tranh có nhiều doanh nghiệp nhưng không một doanh nghiệp nào vượt trội hay chi phối được doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp cạnh tranh dựa trên chất lượng và giá cả của sản phẩm đó có sự phân biệt.
  • Tiêu chuẩn về hành vi của doanh nghiệp: các doanh nghiệp không có hành vi hối lộ, mua chuộc hay cấu kết lẫn nhau; không sử dụng chiến thuật cô lập để ảnh hướng đến doanh nghiệp khác; có sự nhanh nhạy với nhu cầu người tiêu dùng khác nhau với sản phẩm khác nhau.
  • Tiêu chuẩn về hiệu quả và chất lượng: các quy trình sản xuất cần tối thiểu hoá chi phí cung ứng; giá cả bán ra cùng cần phù hợp với chi phí cung ứng và tính toán rủi ro trong kinh doanh; cần áp dụng những công nghệ mới lên sản phẩm tăng chất lượng sản phẩm.

Như vậy với cạnh tranh lành mạnh thì cũng nhằm tạo điều kiện phát triển công bằng giữa các doanh nghiệp với nhau và giúp những doanh nghiệp làm việc có chuẩn mực đạo đức được phát triển.

2. Cạnh tranh không lành mạnh là gì?

Cạnh tranh không lành mạnh là các hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán kinh doanh và các chuẩn mực khác trong thương mại gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hai cho những doanh nghiệp khác.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là:

  • Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh với hình thức như tiếp cận và thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng hình thức chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó; tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh của chủ sở hữu khác mà không được sự cho phép.
  • Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hay cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
  • Cung cấp thông tin sai lệch về doanh nghiệp khác bằng cách đưa thông tin sai về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
  • Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
  • Lôi kéo khách hàng bất chính như đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác; so sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
  • Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành tiêu chuẩn dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
 Ví dụ về cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh
Ví dụ về cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh

3. Điểm khác nhau của cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh

Thế nào là cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh?

Theo những định nghĩa và biểu hiện trên thì bạn có thể thấy rõ được cạnh tranh lành mạnh là những hành vi đạt chuẩn mực về thương mại và đạo đức còn cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi gian xảo, dối trá của các doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Hơn nữa việc cạnh tranh lành mạnh không gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác mà còn giúp thúc đẩy sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp với nhau và cùng như đem lại những giá trị cho đời sống của con người. Ngược lại thì cạnh tranh không lành mạnh lại gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác, khiến doanh nghiệp đó bị ảnh hưởng về tài chính, danh dự và doanh nghiệp còn lại thì hưởng lợi bất chính.

4. Ví dụ về cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh

Ví dụ về cạnh tranh lành mạnh:

Ví dụ 1: Doanh nghiệp P vừa cho ra mắt sản phẩm mỹ phẩm mới, để đánh giá và quảng bá sản phẩm cho nhiều người dùng biết tới thì doanh nghiệp P đã làm những sản phẩm dùng thử cho khách hàng. Hơn nữa doanh nghiệp còn cho khách hàng dùng thử ngay lại quầy để cảm nhận.

Sau khi buổi thử nghiệm kết thúc thì doanh nghiệp đã thấy được nhiều ý kiến khách hàng và cải thiện sản phẩm tốt hơn.

Ví dụ 2: Cửa hàng kinh doanh đồ ăn vặt, để có thể phát triển bền vững thì cơ sở này đã tìm hiểu những sản phẩm sạch và công khai nguồn gốc, công khai về vệ sinh nơi chế biến cũng như phục vụ khách hàng. Đơn vị này xây dựng với phương châm khiến khách hàng yên tâm đi kèm với chất lượng đồ ăn tốt nhất. Với chiến lược này đã khiến cho cửa hàng được nhiều người yêu thích và phát triển hơn.

Ví dụ về cạnh tranh không lành mạnh:

Ví dụ 1: Đơn vị kinh doanh quần áo K có một cửa hàng bên cạnh cũng kinh doanh là U. Vì từ khi bên U mở cửa thì cửa hàng K bị giảm sút doanh thu và vắng khách hơn. Của hàng K đã dùng biện pháp là mua hàng bên U xong sau đó review với những điều tiêu cực khiến người hàng hiểu nhầm. Hành vi thủ đoạn này là không lành mạnh và dối trá.

Ví dụ 2: Công ty A là đơn vị bán sản phẩm thực phẩm chức năng, vừa qua công ty đã cho ra mắt sản phẩm hỗ trợ cho phụ nữ có làn da hết nám, tàn nhang với quảng bá là sử dụng xong một liệu trình sẽ hết nám tàn nhang. Nhiều phụ nữ nghe vậy và mua sử dụng. Nhưng sau khi sử dụng hết liệu trình thì bản thân họ đánh giá thực chất sản phẩm không có hiệu quả chút nào. Vậy mà công ty A vẫn bán và quảng cáo rầm rộ.

Đây là hàng vi lừa dối khách hàng bằng việc nói dối công dụng của sản phẩm

Trên đây là những phân tích của Trường Tiểu học Thủ Lệ về câu hỏi Thế nào là cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh? Mời các bạn tham khảo thêm những bài viết hữu ích trong mục hỏi đáp pháp luật sau đây:

    Tham khảo thêm
    • Nhà nước là một hiện tượng bất biến trong xã hội đúng hay sai? Nhà nước là một hiện tượng bất biến trong xã hội đúng hay không?
    • Thế nào là nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền? Ví dụ nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
    • Pháp luật là gì? Pháp luật có vai trò như thế nào? Vai trò của pháp luật với xã hội
    • Nghị định và Thông tư, cái nào có giá trị pháp lý cao hơn? So sánh giá trị pháp lý Nghị định và Thông tư
    • Tư bản chủ nghĩa là gì? Định nghĩa tư bản chủ nghĩa
    • Chủ nghĩa xã hội là gì? Định nghĩa Chủ nghĩa xã hội
    • Hành chính công vụ là gì? Ví dụ về hành chính công vụ

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button