Thẩm quyền kỷ luật đảng viên
Khi Đảng viên vi phạm thì cơ quan nào có thẩm quyền kỷ luật? Hình thức kỷ luật đảng viên như thế nào? Để trả lời được những thắc mắc này, Trường Tiểu học Thủ Lệ mời bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Bạn đang xem: Thẩm quyền kỷ luật đảng viên
Contents
1. Thẩm quyền xử lý kỷ luật Đảng viên
Trường hợp không vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình được hướng dẫn bởi Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW năm 2018.
Căn cứ theo Điều 36 Quy định 30-QĐ/TW 2016, hướng dẫn bởi Điều 36 Hướng dẫn 01-HD/UBKTTW năm 2016 quy định về Thẩm quyền thi hành kỷ luật Đảng viên vi phạm như sau:
- Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
- Đảng ủy cơ sở quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ, cách chức cấp ủy viên cấp dưới.
- Đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì có quyền khai trừ đảng viên, nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý.
Như vậy, thẩm quyền xử lý kỷ luật Đảng viên nói chung và thẩm quyền xử lý kỷ luật Đảng viên sinh con thứ ba nói riêng là thuộc về Chi bộ, Đảng ủy cơ sở…
2. Quy trình kỷ luật Đảng viên
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 Quy định 30-QĐ/TW năm 2016 và Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 thì quy trình xử lý kỷ luật Đảng viên như sau:
- Bước 1: Đảng viên vi phạm tự tiến hành kiểm điểm bằng việc nhận hình thức kỷ luật sau khi phát hiện và xác định hành vi vi phạm.
Cấp Ủy sẽ hướng dẫn Đảng viên tự kiểm điểm; Hội nghị chi bộ sẽ thảo luận, xem xét, góp ý và ra kết luận về tính chất, mức độ hành vi vi phạm của Đảng viên này. Từ đó biểu quyết kỷ luật.
Nếu trong trường hợp đảng viên từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam thì tổ chức Đảng quản lý người này vẫn thực hiện việc xem xét kỷ luật Đảng.
Nếu tổ chức Đảng vi phạm thì người đứng đầu tổ chức sẽ chuẩn bị nội dung kiểm điểm, báo cáo trước hội nghị, tự nhận hình thức kỷ luật và báo cáo lên tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Bước 2: Người đại diện tổ chức Đảng lắng nghe ý kiến của Đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức Đảng vi phạm trước khi tiến hành họp để xem xét, quyết định kỷ luật.
- Bước 3: Báo cáo lên cấp Ủy, Ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp về Quyết định của cơ quan Đảng cấp dưới về việc kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm.
- Bước 4: Cuối cùng là thông báo đến cấp dưới, nơi có tổ chức Đảng/Đảng viên vi phạm về Quyết định của cấp trên về việc kỷ luật về Đảng đối với tổ chức Đảng, Đảng viên vi phạm. Đưa Quyết định kỷ luật, Quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật về Đảng cho tổ chức đảng hoặc Đảng viên vi phạm để chấp hành.
Quyết định kỷ luật có hiệu lực sau khi được công bố, nếu không đồng ý với quyết định kỷ luật thì người bị kỷ luật có có quyền khiếu nại lên cấp Ủy hoặc Ủy ban kiểm tra cấp trên; Ban chấp hành Trung ương trong thời gian 01 tháng kể từ ngày nhận quyết định.
Như vậy, trên đây là quy trình xử lý kỷ luật đối với Đảng viên sinh con thứ ba.
3. Câu hỏi tình huống
Trả lời:
Căn cứ pháp lý:
Điều lệ ĐCS Việt Nam 2011
Nội dung phân tích
Theo Điều 36 Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam quy định về Thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm:
“1. Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ (kể cả cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp trên giao).
Đảng uỷ cơ sở quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ, cách chức cấp uỷ viên cấp dưới.
Đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền quyết định kết nạp đảng viên thì có quyền quyết định khai trừ đảng viên, nhưng không phải là cấp uỷ viên cùng cấp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý.
2. Cấp uỷ tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên cùng cấp vi phạm nhiệm vụ do cấp uỷ giao.
Ban thường vụ cấp uỷ quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên, cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý vi phạm nhiệm vụ chuyên môn được giao.
3. Ban Chấp hành Trung ương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Bộ Chính trị.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; khiển trách, cảnh cáo Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
4. Uỷ ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, nhưng không phải là cấp uỷ viên cùng cấp; quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản lý và cấp uỷ viên cấp dưới trực tiếp.
5. Cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra cấp trên có quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xoá bỏ hình thức kỷ luật do cấp dưới quyết định.
6. Đảng viên giữ nhiều chức vụ bị kỷ luật cách chức thì tuỳ mức độ, tính chất vi phạm mà cách một hay nhiều chức vụ.”
Theo như bạn trình bày, Bí thư chi bộ nhà trường là Đảng ủy viên cơ sở và Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường. 2 đồng chí này cùng một nội dung vi phạm là: Sử dụng quỹ đóng góp của Hội phụ huynh học sinh chi không đúng mục đích.
Như vậy, theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Điều lệ Đảng thì chi bộ có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Các bước kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba, Mẫu quyết định kỷ luật đảng viên từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp