Hỏi Đáp

Tại sao nói bầu cử vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân?

Tại sao nói bầu cử vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân? Quyền và nghĩa vụ bầu cử của công dân được quy định thế nào?

Bạn đang xem: Tại sao nói bầu cử vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân?

1. Bầu cử là quyền hay nghĩa vụ của công dân?

Bầu cử vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân

2. Tại sao nói bầu cử vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân?

Tại sao nói bầu cử vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân? 

Bầu cử vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân bởi vì các lí do sau:

Bầu cử là một thể chế dân chủ đã có từ lâu. Bản chất Nhà nước ta gắn liền với bản chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhân dân lao động tự tổ chức ra Nhà nước để tiến hành quản lý xã hội. Từ đó, chế độ bầu cử trong chủ nghĩa xã hội khác hẳn về bản chất so với các chế độ xã hội trước đó.

Quyền bầu cử là quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

Thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Vì vậy, thực hiện bầu cử là trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, diễn ra sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, gắn liền với công tác cán bộ, liên quan đến trách nhiệm của các cấp, các ngành; là nơi để cử tri phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của mình trong cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chính vì vậy, tham gia bầu cử vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm vẻ vang của công dân.

3. Quyền bầu cử của công dân

Công dân được bầu cử khi nào?

Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật trong việc được lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền bầu cử bao gồm việc giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu bầu cử để lựa chọn người đại diện cho mình tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Công dân được thực hiện quyền bầu cử của mình khi đủ các điều kiện sau:

  • Là công dân nước CHXHCN Việt Nam
  • Đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày bầu cử

Quyền bầu cử bao gồm việc ứng cử, đề cử, giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu

4. Nguyên tắc bầu cử

Bầu cử ở Việt Nam phải tuân theo 4 nguyên tắc:

  • Nguyên tắc phổ thông
  • Nguyên tắc bỏ phiếu kín
  • Nguyên tắc trực tiếp
  • Nguyên tắc bình đẳng

Để biết chi tiết về các nguyên tắc này, mời các bạn tham khảo bài viết: Chế độ bầu cử

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã trả lời câu hỏi Tại sao nói bầu cử vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân? Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

  • Mỗi phiếu bầu cử đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
  • Người lao động xa quê ghi tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu ở đâu?
  • Tại sao pháp luật lại hạn chế các trường hợp không được tham gia bầu cử?
  • Bỏ phiếu kín là gì? Thế nào là nguyên tắc bỏ phiếu kín?
  • Chế độ bầu cử là gì?
  • Cử tri bỏ phiếu thay người khác là vi phạm Luật Bầu cử?
  • Cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội cần những điều kiện gì?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button