Giáo DụcLớp 10

Phân tích giá trị nghệ thuật thể phú qua tác phẩm Phú sông Bạch Đằng

Bài văn mẫu Phân tích giá trị nghệ thuật thể phú qua tác phẩm Phú sông Bạch Đằng dưới đây nhằm giúp các em thấy được nghệ thuật đặc sắc của tác giả Trương Hán Siêu. Bên cạnh đó, bài văn mẫu này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Mời các em cùng tham khảo nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Phú sông Bạch Đằng.

Bạn đang xem: Phân tích giá trị nghệ thuật thể phú qua tác phẩm Phú sông Bạch Đằng

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về thể phú: Là thể văn cổ của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam từ sớm, đến thời Trần trở nên phổ biến

– Khái quát vị trí của tác phẩm: Bạch Đằng Giang phú là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam

b. Thân bài:

* Đặc trưng nghệ thuật của thể phú

– Là một thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi

– Dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời.

– Bố cục gồm 4 đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận, đoạn kết.

– Phú cổ thể: Không nhất thiết có đối, cuối bài được kết lại bằng thơ.

* Sự thể hiện những giá trị nghệ thuật của thể phú qua tác phẩm “Bạch Đằng giang phú.

– Về cấu tứ: Đơn giản, chặt chẽ theo lối kể chuyện chủ – khách tiêu biểu của thể loại phú.

  • Ban đầu là lời dẫn chuyện của tác giả để dẫn dắt ta đi theo hành trình ngao du của khách và cuối cùng dừng chân tại sông Bạch Đằng, khách nói về những điều mình quan sát, suy nghĩ về con sông.
  • Tại đây khách gặp các vị bô lão, được họ kể về những chiến công hiển hách trên dòng Bạch Đằng thuở xưa.
  • Hai bên cùng trò chuyện và bình luận về những chiến công.

– Bố cục mang đặc trưng tiêu biểu của bài phú cổ thể gồm 4 phần:

  • Mở đầu: Cảm xúc của nhân vật Khách trước sông Bạch Đằng
  • Giải thích: Những chiến công hiển hách trên sông Bạch Đằng qua lời kể của các bô lão.
  • Bình luận: Nhận xét, đánh giá của cha ông về những chiến công
  • Kết: Suy ngẫm về sự hưng vong của đất nước.

– Hình thức câu văn

+ Có sự đan xen đa dạng, linh hoạt giữa lời văn của người dẫn chuyện, lời nói của Khách, lời kể của các bô lão. Khi thì luân phiên lượt lời uyển chuyển, lúc lại đan xen lời của các nhân vật.

+ Sử dụng các câu văn xen lẫn văn vần và văn xuôi đa dạng, sinh động

  • “Cửu Giang Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt/Nơi có người đi đâu mà chẳng biết”
  • “Qua cửa Đại Than ngược bến Đông Triều/Đến sông Bạch Đằng thuyền bơi một chiều”….

– Ngôn ngữ:

  • Ngôn ngữ tự nhiên không khoa trương sáo rỗng mà rất sống động.
  • Khách miêu tả về con sông Bạch Đằng không bằng những ngôn ngữ sáo mòn mà bằng những hình ảnh cụ thể, sống động để nói về những nét vẽ cụ thể của dòng sông: hùng vĩ, thơ mộng nhưng đìu hiu, hoang lạnh
  • Các bô lão kể về những chiến công nhưng không bị gò vào những ngôn ngữ đao to búa lớn mà vẫn thể hiện được những chiến công hào hùng, oanh liệt
  • Ngôn ngữ trang trọng, gợi sự trang nghiêm

– Xây dựng các hình tượng nghệ thuật độc đáo

  • Hình tượng con sông Bạch Đằng vừa mang vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật vừa là chứng nhân của lịch sử.
  • Hình tượng “khách”: Khách trong thể phú thường mang tính ước lệ khuôn thức, cứng nhắc, nhưng qua cách xây dựng của Trương Hán Siêu, hình tượng khách hiện lên đa dạng, sinh động vừa phóng khoáng, tự do, yêu vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng của non sông, tiếc thương, xót xa cho cảnh hoang tàn, đổ nát, tự hào về những chiến công lịch sử, yêu thiên nhiên, yêu đất nước.
  • Hình tượng các bô lão: Trọng tình, hiếu khách, yêu và tự hào sâu sắc về những chiến công của dân tộc, biết đánh giá và nhìn nhận đúng đắn về lịch sử

c. Kết bài:

– Khái quát lại những giá trị nghệ thuật của thể phú qua tác phẩm Phú sông Bạch Đằng.

– Khẳng định vị trí của tác phẩm: Sau Phú sông Bạch Đằng cũng còn nhiều tác phẩm viết theo thể phú khác nhưng chưa có tác phẩm nào vượt qua được bài phú của Trương Hán Siêu.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích giá trị nghệ thuật thể phú qua tác phẩm Phú sông Bạch Đằng của tác giả Trương Hán Siêu dưới dạng một bài văn ngắn.

GỢI Ý LÀM BÀI

3.1. Bài văn mẫu số 1

Chế Lan Viên đã từng viết: Trăm con sông đều muốn hóa Bạch Đằng, để nhấn mạnh khẳng định ý nghĩa giá trị của sông Bạch Đằng với lịch sử dân tộc. Sông Bạch Đằng đã khơi nguồn cảm hứng sáng tác của biết bao thế hệ thi sĩ như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân,… và không thể không nhắc đến Trương Hán Siêu với Bạch Đằng giang phú – bài phú mẫu mực về nghệ thuật của thể phú.

Nét nghệ thuật đặc sắc đầu tiên là Bài phú sông Bạch Đằng được làm theo lối cổ thể, điệu phú này thường có lối kết cấu đối đáp: chủ – khách, khiến cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn, sinh động. Nhân vật khách có thể là sự phân thân của chính tác giả và nhân vật tập thể là các bô lão địa phương sống ở ven sông Bạch Đằng mà nhân vật khách gặp trên đường vãn cảnh, nhưng đây cũng có thể hiểu nhân vật bô lão chỉ mang tính chất hư cấu, là tâm tư tình cảm của tác giả thể hiện thành nhân vật trữ tình. Do vậy, dưới hình thức đối thoại giữa khách và các bô lão địa phương, bài phú đã thể hiện cảm xúc say sưa, những chiêm nghiệm, suy nghĩ về đất nước, về dân tộc.

Phần một nổi bật là hình tượng nhân vật khách với tư thế ung dung, phóng khoáng, mang trong mình hoài bão lớn lao:

Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết

Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,

Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.

Cái tráng chí bốn phương của tác giả chính là được đi ngao du sơn thủy bốn phương, bởi vậy, hàng loạt địa danh trong nước cũng như nước ngoài đã được tác giả liệt kê: Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt,… Đặc biệt khung cảnh sông Bạch Đằng đã khiến nhân vật khách ngậm ngùi, nuối tiếc, đứng lặng giờ lâu trong sự suy tưởng. Trong bối cảnh đó các vị bô lão xuất hiện bằng thái độ nhiệt tình, hiếu khách kể với nhân vật khách biết bao chiến tích oanh liệt, hào hùng trên sông Bạch Đằng: Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã/ Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao, với khí thế hào hùng, oanh liệt của nhân dân ta, trận chiến diễn ra hết sức cam go, quyết liệt nhưng cuối cùng chiến thắng đã thuộc về chính nghĩa, hung đồ hết lối, vết nhục còn mãi đến muôn đời: Đến nay nước sông tuy chảy hoài/ Mà nhục quân thù khôn rửa nổi. Tác phẩm kết thúc là lời khẳng định vai trò to lớn của con người đối với sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đặc biệt hai câu cuối của tác phẩm: Giặc tan muôn thuở thăng bình/ Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao, khách và các bị bô lão vừa biện luận, vừa khẳng định chân lí giữa địa linh và nhân kiệt thì yếu tố con người là quan trọng nhất. Câu ca kết thúc bài thơ đã nêu cao vai trò, vị trí của con người, vừa mang niềm tự hào dân tộc, vừa thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp. Với lối phú cổ thể, đối đáp khách và các vị bô lão, Trương Hán Siêu đã làm cho bài phú của mình thêm sinh động, hấp dẫn, khiến cho cái nhìn về dòng sông Bạch Đằng lịch sử được bao quát và khách quan hơn trong sự phản ánh của hai đối tượng chủ và khách.

Ngoài ra cũng không thể không kể đến sự đóng góp của giọng điệu, tiết tấu đối với sự thành công tác phẩm. Bài phú sử dụng lối văn biền ngẫu với những câu văn dài ngắn, đan xen nhau vô cùng linh hoạt, điều này khiến cho bài văn trở nên giàu nhịp điệu, tiết tấu trở nên linh hoạt hơn. Trong phần mở đầu tác phẩm, nhịp điệu thơ nhanh, nhưng vẫn hết sức nhịp nhàng vừa diễn tả được cái hùng tâm tráng trí bốn phương của nhân vật khách khi đi ngao du sơn thủy bốn phương nhưng đồng thời cũng lại thấy được vẻ đẹp nên thơ của khung cảnh. Nhưng ngay đoạn sau đó giọng thơ trầm xuống, nhịp điệu chậm để đứng lặng giờ lâu trước khung cảnh: Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô/ Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu/ Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá/ Tiếc thay dấu vết luống còn lưu. Với đoạn thuật lại chiến công của dân tộc lời thơ cô đọng, súc tích nhưng vẫn diễn tả đầy đủ không khí trận chiến sinh động: Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/ Bầu trời đất chừ sắp đổi.

Ở đây lời văn không còn nhịp nhàng như đoạn thơ trên mà có sự đan xen những câu văn dài ngắn khác nhau, diễn tả được không khí hào hùng, căng thẳng của trận đấu, đồng thời thể hiện tâm trạng của tác giả. Đoạn văn kết bài giọng văn trở nên thâm trầm, sâu sắc nhận định về ba nguyên nhân làm nên chiến thắng của dân tộc: địa lợi – đất hiểm; Nhân hòa – nhân tài giữa cuộc điện an; thiên thời – được trời ủng hộ và nhấn mạnh vào yếu tố con người tạo nên sự thành công cho cuộc chiến.

Trương Hán Siêu là một người có học vấn uyên bác, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình và có nhiều đóng góp lớn cho hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông. Những tác phẩm của ông thường bộc lộ tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc. “Phú sông Bạch Đằng” là một tác phẩm như thế.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Nét nghệ thuật đặc sắc đầu tiên là Bài phú sông Bạch Đằng được làm theo lối cổ thể, điệu phú này thường có lối kết cấu đối đáp: chủ – khách, khiến cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn, sinh động. Nhân vật khách có thể là sự phân thân của chính tác giả và nhân vật tập thể là các bô lão địa phương sống ở ven sông Bạch Đằng mà nhân vật khách gặp trên đường vãn cảnh, nhưng đây cũng có thể hiểu nhân vật bô lão chỉ mang tính chất hư cấu, là tâm tư tình cảm của tác giả thể hiện thành nhân vật trữ tình. Do vậy, dưới hình thức đối thoại giữa khách và các bô lão địa phương, bài phú đã thể hiện cảm xúc say sưa, những chiêm nghiệm, suy nghĩ về đất nước, về dân tộc.

Qua bài phú này, Trương Hán Siêu ca ngợi sông Bạch Đằng hùng vĩ, dòng sông lịch sử đã gắn liền với tên tuổi bao anh hùng, với bao chiến công oanh liệt của nhân dân ta trong sự nghiệp chống xâm lăng. Nhà thơ khẳng định: Núi sông hiểm trở, nhiều nhân tài hào kiệt đã tạo nên truyền thống anh dũng.

Trương Hán Siêu miêu tả dòng sông Bạch Đằng bằng những đường nét, màu sắc gợi cảm. Những ẩn dụ và liên tưởng mới về dòng sông lịch sử hùng vĩ được miêu tả qua những cặp câu song quan và tứ tự tuyệt đẹp. Mấy chục năm sau trận đại thắng trên sông Bạch Đằng(1288) nhà thơ đến thăm dòng sông cảm thương xúc động.

Cái tráng chí bốn phương của tác giả chính là được đi ngao du sơn thủy bốn phương, bởi vậy, hàng loạt địa danh trong nước cũng như nước ngoài đã được tác giả liệt kê: Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt,… Đặc biệt khung cảnh sông Bạch Đằng đã khiến nhân vật khách ngậm ngùi, nuối tiếc, đứng lặng giờ lâu trong sự suy tưởng. Trong bối cảnh đó các vị bô lão xuất hiện bằng thái độ nhiệt tình, hiếu khách kể với nhân vật khách biết bao chiến tích oanh liệt, hào hùng trên sông Bạch Đằng: Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã/ Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao, với khí thế hào hùng, oanh liệt của nhân dân ta, trận chiến diễn ra hết sức cam go, quyết liệt nhưng cuối cùng chiến thắng đã thuộc về chính nghĩa, hung đồ hết lối, vết nhục còn mãi đến muôn đời: Đến nay nước sông tuy chảy hoài/ Mà nhục quân thù khôn rửa nổi. Tác phẩm kết thúc là lời khẳng định vai trò to lớn của con người đối với sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Đặc biệt hai câu cuối của tác phẩm: Giặc tan muôn thuở thăng bình/ Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao, khách và các bị bô lão vừa biện luận, vừa khẳng định chân lí giữa địa linh và nhân kiệt thì yếu tố con người là quan trọng nhất. Câu ca kết thúc bài thơ đã nêu cao vai trò, vị trí của con người, vừa mang niềm tự hào dân tộc, vừa thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp. Với lối phú cổ thể, đối đáp khách và các vị bô lão, Trương Hán Siêu đã làm cho bài phú của mình thêm sinh động, hấp dẫn, khiến cho cái nhìn về dòng sông Bạch Đằng lịch sử được bao quát và khách quan hơn trong sự phản ánh của hai đối tượng chủ và khách.

Âm hưởng của những câu văn không còn là phơi phới hào khí, tràn đầy tráng chí nữa mà trầm lại, lắng xuống đầy bâng khuâng. Có lẽ trước sông Bạch Đằng một tâm hồn phóng khoáng như khách cũng bồi hồi về quá khứ oanh liệt của cha ông. Qua hình tượng nhân vật “khách” được tác giả thổi hồn trở thành chân dung vô cùng sinh động, ta có thể thấy được cái “tôi” của tác giả – một hồn thơ phóng khoáng, trác biệt, một kẻ sĩ nặng lòng ưu hoài về lịch sử dân tộc.

Phú sông Bạch Đằng là bài thơ có kết cấu đơn giản mà vô cùng hấp dẫn, bố cục chặt chẽ, lối văn linh hoạt khi hào hùng, sảng khoái khi trầm lắng, tha thiết. Ngôn ngữ sử dụng linh hoạt, hình ảnh kì vĩ, hào hùng, nhưng cũng vô cùng lắng đọng, gợi cảm. Những yếu tố nghệ thuật kết hợp với nội dung đã tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button