Giáo DụcLớp 10

Cảm nhận bài ca dao Khăn thương nhớ ai

Ca dao là tiếng lòng của người nông dân, là khúc ca ngọt ngào, đắm say mà tác giả dân gian đã gửi gắm biết bao tâm sự, nỗi niềm của riêng mình. Bài ca dao Khăn thương nhớ ai nằm trong vô vàn những bài ca dao ấy của dân tộc là một trong những bài ca dao hay. Để hiểu hơn về bài ca dao, Trường Tiểu học Thủ Lệ mời các em tham khảo tài liệu cảm nhận bài ca dao Khăn thương nhớ ai dưới đây.

Bạn đang xem: Cảm nhận bài ca dao Khăn thương nhớ ai

A. Sơ đồ gợi ý

Sơ đồ tư duy cảm nhận bài ca dao Khăn thương nhớ ai

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu bài ca dao Khăn thương nhớ ai
  • Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Ca dao là thơ trữ tình dân gian, thường được kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người
    • Bài ca dao Khăn thương nhớ ai
      • Nhân vật trữ tình: Cô gái đang sống trong tâm trạng thương nhớ khôn nguôi
      • Nội dung: Bài ca diễn tả nỗi nhớ niềm thương của một cô gái. Nhớ thương da diết, nhớ đến thao thức, cồn cào gan ruột mà không dễ bộc lộ
  • Cảm nhận:
    • Hình ảnh chiếc khăn:
      • Biểu tượng cho tình yêu, đấy là vật trao duyên, là kỉ niệm hứa hẹn của đôi trai gái.
      • Chiếc khăn trong ca dao xưa khá quen thuộc nó gắn liền với hình ảnh người phụ nữ vừa làm dáng vừa là biểu tượng cho số phận người phụ nữ xưa: “Thân em như tấm lụa đào…”
      •  Mượn hình ảnh cái khăn, nhân hóa trở thành vật có tri giác biết nhớ, biết mong để nói về nỗi nhớ mong của người con gái với người yêu mình đến thấp thỏm đứng ngồi không yên
    • Hình ảnh “ngọn đèn”: ngọn đèn không tắt à trằn trọc, boăn khoăn trong nỗi nhớ thương đằng đẵng với thời gian
    • Hình ảnh “đôi mắt”: đôi mắt không ngủ → Thể hiện nỗi nhớ càng đong đầy không chỉ đứng ngồi không yên mà thậm chí mắt cũng không nhắm, không thể nào ngủ được, luôn lo lắng cho người mình yêu.
    •  Nhớ mong ngày đêm không nguôi
    • Hai câu thơ cuối
      • Nỗi nhớ thương thấp thoáng nỗi lo lắng của cô gái về số phận của mình, về duyên phận lứa đôi
      • Sự bùng phát của nỗi nhớ, sự lo lắng không yên không biết rằng liệu tình yêu của họ có đến được với nhau, có được hưởng một hạnh phúc trọn vẹn hay không.Và đây chính là tiếng hát đầy yêu thương và một tấm lòng khát khao được yêu thương của cô gái.
    • Nghệ thuật:
      • Điệp “khúc thương nhớ ai” tạo cảm giác khắc khoải, xoáy vào lòng người nỗi nhớ của cô gái
      • Điệp từ “ai” mang ý nghĩa phím chỉ gợi nỗi nhớ sâu thẳm, mênh mông
      • Những câu hỏi liên tiếp và cách gieo vần độc đáo gợi cảm giác nỗi nhớ thương trong bài ca dao của nhân vật trữ tình cứ mãi vang vọng, day dứt, ngân vang đến vô cùng vô tận.

c. Kết bài

  • Nêu cảm nhận, đánh giá, nhận xét
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và cách liên tưởng của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Cảm nhận bài ca dao Khăn thương nhớ ai

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1

Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt ,

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề…

Bài thơ được viết theo thể bốn chữ và kết thúc bằng hai câu lục bát rất phù hợp với việc gửi gắm tâm tư sâu kín và những trạng thái phức tạp, tinh tế của tâm hồn. Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là cô gái đang sống trong tâm trạng thương nhớ người yêu khôn nguôi. Những lo phiền chất chứa trong lòng cũng xuất phát từ niềm thương nhớ ấy.

Thương nhớ vốn là thứ tình cảm khó hình dung, nhất là thương nhớ trong tình yêu. Vậy mà ở bài này, nó lại được diễn tả một cách cụ thể, tinh tế và gợi cảm nhờ cách nói bằng những hình ảnh tượng trưng mang tính nghệ thuật cao. Nỗi niềm thương nhớ của cô gái đối với người yêu đã được gửi gắm vào các sự vật như cái khăn, cái đèn, đôi mắt, đặc biệt là hình ảnh cái khăn.

—Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến—

Tình yêu dù trong sáng, mãnh liệt, lãng mạn bay bổng tới đâu chăng nữa cũng gắn bó với đời thường mà đời thường vốn lại nhiều dâu bể. Bởi thế mà Cô gái nhớ thương người yêu và lo lắng cho duyên phận đôi lứa không yên một bề. Vì sao vậy? Phải đặt bài ca này vào cuộc sống của người phụ nữ xưa và trong hệ thống của những bài ca than thân về hôn nhân và gia đình thì ta mới thấy hết ý nghĩa của hai câu kết, hạnh phúc lứa đôi của họ thường bấp bênh vì tình yêu tha thiết nhiều khi không dẫn đến hôn nhân. Mặc dầu vậy, bài ca dao vẫn là tiếng hát của một trái tim khao khát yêu thương. Điều đó khiến cho nỗi nhớ này không hề bi luỵ mà như một nét đẹp trong tâm hồn đáng quý của các cô gái Việt ở làng quê xưa.

Mong rằng, với sơ đồ tư duy, bài văn mẫu và dàn ý chi tiết trên, các em sẽ có thêm những kiến thức thú vị và mới mẻ về bài ca dao Khăn thương nhớ ai. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu cảm nhận bài ca dao Khăn thương nhớ ai thật hay và thú vị.

–MOD Ngữ văn Trường Tiểu học Thủ Lệ (tổng hợp và biên soạn)

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button