So sánh thần thoại và sử thi
Thần thoại là gì? Sử thi là gì? Thần thoại và sử thi giống nhau ở điểm nào? Sự giống và khác nhau giữa thần thoại và sử thi. Trong bài viết này Trường Tiểu học Thủ Lệ xin chia sẻ một số thông tin bổ ích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thần thoại và sử thi trong văn học.
Bạn đang xem: So sánh thần thoại và sử thi
Contents
1. Tìm hiểu về thể loại thần thoại
Khái niệm thần thoại:
Myth – nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp, nghĩa đen là truyền thuyết, truyền thoại.
Thường được hiểu đó là những truyện về các vị thần, các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần, về các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban đầu, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập thế giới cũng như việc tạo lập những nhân tố của nó – thiên nhiên và văn hóa.
Thần thoại là một thể loại văn học dân gian, một thể sáng tạo nghệ thuật ngôn từ truyền miệng đầu tiên và không tự giác ra đời vào giai đoạn xã hội nguyên thủy đã phát triển từ hoang dã đến văn minh. Đó là một tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, phản ánh quan niệm về thế giới tự nhiên và đời sống xã hội thời kì thị tộc, bộ lạc, biểu hiện nhu cầu nhận thức và những khát vọng tự nhiên về một cuộc sống tốt đẹp và có tính nhân bản. Thần thoại là minh chứng mở đầu khẳng định bản chất của văn học dân gian vừa là văn học vừa là văn hóa trong tính nguyên hợp điển hình (Giáo trình Văn học dân gian, NXB Giáo dục Việt Nam)
Thần thoại là truyện kể xa xưa nhất, thể hiện quan niệm về vũ trụ và khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của con người thời nguyên thủy.
Nguồn gốc – phân loại thần thoại
Thần thoại suy nguyên
Thần thoại suy nguyên – Từ thưở ban đầu con người chủ yếu dựa vào săn bắn, hái lượm. Hoàn toàn lệ thuộc vào thế giới tự nhiên, chưa thể tách mình khỏi sự hỗn mang mờ mịt – Lũ lụt, bão tố, động đất và sóng thần, bệnh tật, thú dữ con người bất lực, sợ hãi kéo dài đến một thời điểm nào đó sẽ tự đặt ra dấu hỏi về thực tại, gắn liền với sự sống và cái chết.
+ Nhu cầu sinh tồn
+ Nhu cầu khám phá
+ Nhu cầu nhận thức
– Bước đầu của sự nguyên thủy, con người phỏng đoán bằng trí tưởng tượng mơ hồ, vô thức.
– Trong trạng thái vô thức tập thể, con người thời nguyên thủy đã nhân hóa tự nhiên, tất cả sự việc đều mang “linh hồn” (khởi nguồn thuyết “vạn vật đều có linh hồn” – Từ đó nảy sinh ma thuật, tín ngưỡng vật tổ, các loại thần linh ngự trị thế gian -» Tư duy hình tượng của con người. Kể về nguồn gốc của vũ trụ và muôn loài
Thần thoại sáng tạo
Theo thời gian, để sinh tồn con người không ngừng tác động vào thế giới tự nhiên, tìm cách khai thác tự nhiên. Họ sáng tạo trong lao động tạo ra quá trình tiến hóa thật sự lớn lao về trình độ sản xuất và năng lực tư duy. Năng lực biểu tượng, sự phát triển ngôn ngữ của con người tự nhiên từ ngôn ngữ tình cảm, ngôn ngữ cử chỉ, động tác đến một thời điểm nhất định đã đem lại cho họ khả năng giao tiếp bằng tiếng nói.
– Con người đã có thể giao tiếp với vạn vật, con người bắt đầu có tư duy đối chiếu giữa thần đất, thần trời, thần sông, thần núi,…và tưởng tượng thế giới nội | tại của con người và thế giới hiện hữu ngoài kia. Họ sáng tạo ra các hình ảnh “ông khổng lồ chống trời” “bà khổng lồ săn mặt đất”,… -> Phản chiếu về hình ảnh của thế giới loài người bên cạnh thần linh thiên nhiên → Sự sùng bái, niềm tin lớn lao và khát vọng không cùng của họ. Kể về cuộc chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hóa.
Đặc trưng của Thần thoại
Tính nguyên hợp: Vừa là văn học vừa là văn hóa. Những tác phẩm văn học có trước, theo đó các yếu tố tín ngưỡng, phong tục, tập quán và nói chung là lối sống mới từ đó hình thành. Tư duy suy nguyên thần thoại với sự tham gia của trí tưởng tượng hoang đường thời kì đầu tiên đã chắp cánh cho những giấc mơ thần thoại đời sau trở nên tràn đầy khát vọng. Hai thế giới thực tại thiêng liêng bên cạnh thế giới của những anh hùng thần linh khác.
2. Tìm hiểu về sử thi
Sử Thi tránh miêu tả sự kiện có thật, phản ánh khái quát lịch sử. Sử thi anh hùng ca là sự phản ánh việc giác ngộ của cái tập thể nhân dân đang được hình thành đó.
Tính diễn xướng
– Thể hiện sức mạnh cộng đồng trong các nghi lễ sinh hoạt chung
– Không khí sử thi hào hùng, hoành tráng
Tính trường thiên, văn vần
– Sử thi có dung lượng lớn, câu chuyện về sức mạnh của một người anh hùng hay của những người anh hùng trong cộng đồng
Một số đặc trưng cụ thể của sử thi
Thời gian – không gian
Thời gian sử thi thuộc về quá khứ “một đi không trở lại” của cộng đồng, thường gắn với xã hội cổ đại hoặc xã hội phong kiến. Không gian sử thi thường mở ra theo những cuộc phiêu lưu gắn với các kì tích của người anh hùng.
Nhân vật anh hùng
Nhân vật anh hùng sử thi hiện thân cho cộng đồng, thường hội tụ những đặc điểm nổi bật như: Sở hữu sức mạnh, tài năng, lòng anh hùng dũng cảm phi thường; Luôn sẵn sàng đối mặt với thách thức, hiểm nguy; Lập nên những kì tích, duy danh lẫy lừng.
Cốt truyện sử thi
Được tổ chức theo quan hệ xung đột giữa con người với thần quyền, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác. Các sự kiện xoay quanh cuộc phiêu lưu và những kì tích của nhân vật chính. Yếu tố sử thi kì ảo có tác dụng tạo ra tình huống, vừa thử thách, vừa tô đậm phẩm chất của người anh hùng.
Lời người kể chuyện, lời nhân vật sử thi
Trong văn bản sử thi, lời của người kể chuyện thường ở ngôi thứ ba, thể hiện thái độ tôn vinh, ngợi ca người anh hùng có công với cộng đồng. Lời của nhân vật người anh hùng thể hiện hành động, tính cách anh hùng, thường là lời đối thoại với thần linh hoặc với nhân vật khác).
Cả lời kể và lời thoại trong sử thi đều giàu chất thơ.
Thái độ cảm xúc người kể chuyện
Người kể chuyện sử thi thể hiện sự trang nghiêm, thành kính đối với sự kiện, nhân vật. Sự trang nghiêm, thành kính bộc lộ cụ thể qua cách sử dụng ngôn từ, giọng điệu, hình ảnh trong văn bản sử thi.
Cảm hứng chủ đạo của Sử thi
Trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm văn học gọi là cảm hứng chủ đạo. gắn cảm hứng liền với tư tưởng chống thần quyền trong cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên và chống các thế lực đe dọa sự sống của cộng đồng.
Lập trường của người kể đứng hẳn về phía người anh hùng để ngợi cả sức mạnh cộng đồng mà sử thi tôn vinh.
Bối cảnh lịch sử – văn hóa
Một văn bản luôn gắn liền với một bối cảnh lịch sử – văn hóa nhất định. Sử thi ra đời chủ yếu trong giai đoạn xung đột giữa con người với thần quyền, giữa các cộng đồng với nhau, giữa tinh thần tự do của con người và các trật tự của luân lí xã hội. Những vấn đề về thể chế, tập tục, nghi lễ trong kiến tạo văn hóa của các cộng đồng xưa thể hiện khá sâu sắc trong sử thi.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp