So sánh cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp
Nước ta đã có quy định về bảo vệ quyền tác giả, chủ sở hữu của những tác phẩm là sản phẩm của sự sáng tạo bằng trí tuệ của con người. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm những quyền này diễn ra phổ biến. Trường Tiểu học Thủ Lệ chia sẻ đến bạn bài viết: So sánh cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp để bạn hiểu rõ hơn.
Bạn đang xem: So sánh cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp
Contents
1. Khái niệm cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Căn cứ điểm g Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ. Tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.
2. Khái niệm cơ chế bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định như sau: là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Cả hai đối tượng trên đều được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Tuy nhiên, với mỗi đối tượng, pháp luật có cách bảo hộ nhất định. Cụ thể:
3. So sánh bảo hộ tác phẩm mỹ thuật và kiểu dáng công nghiệp.
3.1 Giống nhau
- Đều gắn liền với sản phẩm, đồ vật hữu ích.
- Sáng tạo mang tính thẩm mỹ.
- Thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc…
- Có thể được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp.
- Đều phải bộc lộ thông tin đầy đủ, rõ ràng trong bản mô tả.
- Đều mất chi phí đăng ký, duy trì hiệu lực của văn bằng.
3.2 Khác nhau
Tiêu chí |
Cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật |
Cơ chế bảo hộ kiểu dáng công nghiệp |
1. Căn cứ xác lập quyền. |
Tự động xác lập quyền. |
Quyền được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Điểm a, khoản 3, Điều 6 luật SHTT) |
2. Điều kiện bảo hộ |
Có tính sáng tạo nguyên gốc. |
Có tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp. (Điều 63 luật SHTT) |
3. Cơ chế bảo hộ |
Bảo hộ hình thức tác phẩm, không bảo hộ ý tưởng. |
Bảo hộ độc quyền về mặt nội dung của giải pháp thiết kế thẩm mỹ hình dáng bên ngoài của sản phẩm. |
4. Thời hạn bảo hộ |
Thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. |
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm. (Khoản 4, Điều 93 luật SHTT) |
Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Trường Tiểu học Thủ Lệ. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Quyền tác giả là gì, Mẫu đơn khởi kiện sở hữu trí tuệ từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp