Hỏi Đáp

Sơ đồ tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam

Sơ đồ tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam. Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức thế nào theo Luật Quốc phòng 2018?

Bạn đang xem: Sơ đồ tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam

1. Quân đội nhân dân Việt Nam

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lường nòng cốt của vũ trang nhân dân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên.

Quân đội nhân dân Việt Nam lấy ngày 22/12 hằng năm là ngày truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam và là ngày quốc phòng toàn dân.

Chức năng nhiệm vụ của quân đội nhân dân Việt Nam là:

  • Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc;
  • Thực hiện công tác vận động tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước;
  • Lao động và sản xuất, kết hợp giữa kinh tế và quốc phòng;
  • Tham gia phòng thủ dân sự và cùng nhân dân xây dựng đất nước;
  • Thực hiện các nghĩa vụ quốc tế;

2. Sơ đồ tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam

Sau đây là sơ đồ tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 2020

Sơ đồ tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam

Để xem chi tiết, mời các bạn tải ảnh Sơ đồ tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam tại đây.

Nguồn ảnh: Wikipedia.

3. Cơ cấu tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam

Theo quy định tại điều 25 Luật Quốc phòng 2018 thì: Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.

Các đơn vị bộ đội được cơ cấu và tổ chức chặt chẽ, biên chế từ cấp tiểu đội đến cấp quân khu.

  • Tiểu đội là đơn vị nhỏ nhất của lực lưỡng vũ trang.

Một tiểu đội thường gồm từ 6 đến 12 người. Trong phòng không – không quân, tiểu đội tương đương với tổ bay; trong tăng – thiết giáp, tiểu đội tương đương với kíp xe; trong pháo binh, tiểu đội tương đương với khẩu đội v.v…

Kí hiệu: a

  • Trung đội: thường gồm từ hai đến bốn tiểu đội.

Trung đội thuộc biên chế đại đội. Cũng có những trung đội được tổ chức độc lập trong thành phần của đơn vị cấp tiểu đoàn hay cao hơn.

Kí hiệu: b

  • Đại đội: thường gồm ba trung đội.

Đại đội thuộc biên chế tiểu đoàn. Cũng có những đại đội được tổ chức độc lập trong các đơn vị từ cấp sư đoàn (và tương đương trở lên).

Kí hiệu: c

  • Tiểu đoàn: là phân đội chiến thuật lớn nhất

Tiểu đoàn thường gồm ba đến bốn đại đội và một số trung đội trực thuộc. Tiểu đoàn nằm trong biên chế trung đoàn, lữ đoàn, huyện đội. Cũng có những tiểu đoàn được tổ chức độc lập trong các đơn vị từ cấp sư đoàn và tương đương sư đoàn trở lên.

Kí hiệu: d

  • Trung đoàn: là binh đội chiến thuật cơ bản.

Trung đoàn thường gồm ba tiểu đoàn và một số đại đội trực thuộc. Trung đoàn nằm trong biên chế sư đoàn, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Có một số trung đoàn được tổ chức độc lập trong quân đoàn, quân khu, quân chủng, binh chủng v.v…

Kí hiệu: e

  • Sư đoàn: là binh đoàn chiến thuật cao nhất.

Sư đoàn thường gồm ba đến bốn trung đoàn (lữ đoàn) và một số đơn vị trực thuộc. Sư đoàn nằm trong biên chế quân đoàn, quân khu, quân chủng, một số binh chủng v.v… Có một số sư đoàn được tổ chức độc lập để có thể hành động độc lập…

Kí hiệu: f

  • Quân đoàn: là liên binh đoàn chiến dịch hoặc chiến dịch – chiến thuật.

Quân đoàn thường gồm ba đến bốn sư đoàn và một số lữ đoàn, trung đoàn trực thuộc. Quân đoàn có thể độc lập tiến hành chiến dịch hoặc đảm nhiệm một hướng chiến dịch trong đội hình cấp trên.

  • Quân khu: là tổ chức quân sự theo lãnh thổ.

Quân khu gồm một số binh đoàn, binh đội trực thuộc quân khu, các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân tự vệ trực thuộc tỉnh, thành phố trong địa bàn quân khu v.v…

Bộ Quốc phòng: gồm các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, binh chủng, học viện, nhà trường và các cơ quan của Bộ Quốc phòng, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ huy.

4. Quân số Quân đội Việt Nam

Hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam có lực lượng thường trực gồm bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương với tổng quân số khoảng 450.000 người và lực lượng quân dự bị khoảng 5 triệu người

5. Người Chỉ huy và điều hành cao nhất trong Quân đội là ai?

Người Chỉ huy và điều hành cao nhất trong Quân đội là bộ trưởng bộ Quốc phòng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vừa là người chỉ đạo thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng theo quy định của pháp luật, vừa chịu trách nhiệm tổ chức, xây dựng, quản lý và là người chỉ huy cao nhất của Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ

6. Tổ chức cao nhất trong hệ thống tổ chức quân đội là cơ quan nào?

Để biết nội dung chi tiết mời bạn đọc tham khảo nội dung cụ thể bài viết Tổ chức cao nhất trong hệ thống tổ chức quân đội là cơ quan nào?

7. Biên chế quân đội nhân dân Việt Nam

Biên chế là những người làm ở vị trí công việc, phục vụ lâu dài và vô thời hạn trong cơ quan tổ chức nhà nước.

Biên chế quân đội nhân dân Việt Nam cũng vậy là những vị trí, công việc, phục vụ lâu dài vô thời hạn trong cơ quan quân đội. Tuy nhiên quy chế và công tác biên chế trong quân đội rất nghiêm ngặt, cần phải được kiểm tra và đạt trình độ nhất định mới được vào biên chế quân đội nhân dân Việt Nam và phục vụ nhân dân, nhà nước.

Để được biên chế trong quân đội thì điều đầu tiên phải vượt qua kỳ kiểm tra thể lực, thế chất và đạt đủ điểm số đỗ vào các trường quân đội nhân dân Việt Nam. Trong thời gian học tập thì được rèn luyện thể chất để phục vụ cho quân đội sau khi ra trường. Ngoài ra còn một số cách để được làm trong quân đội khi co chuyên ngành và độ tuổi phù hợp.

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã cung cấp cho bạn đọc Sơ đồ tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

  • Quân đội nhân dân Việt Nam có những quân chủng nào?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button