Giáo DụcLớp 7

Sinh học 7 Bài 15: Giun đất

Bạn đang xem: Sinh học 7 Bài 15: Giun đất

Trong bài này các em được tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của giun đất đại diện cho ngành giun đốt. Chỉ rõ đặc điểm tiến hoá hơn của giun đất so với giun tròn.

a. Cấu tạo ngoài

  • Cơ thể dài, thuôn hai đầu.
  • Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên).
  • Chất nhầy giúp da trơn.
  • Có đai sinh dục và lỗ sinh dục.

Cấu tạo ngoài của giun đất

b. Cấu tạo trong:

  • Có khoang cơ thể chính thức, chứa dịch.
  • Hệ tiêu hoá: phân hoá rõ: lỗ miệng → hầu → thực quản → diều, dạ dày cơ → ruột tịt → hậu môn.

Hệ tiêu hoá của giun đất

  • Hệ tuần hoàn: Mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu (tim đơn giản), tuần hoàn kín.
  • Hệ thần kinh: Chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh.

Cấu tạo hệ tuần hoàn và hệ thần kinh của giun đất

1.2. Di chuyển

Giun dất di chuyển bằng cách: Cơ thể phình duỗi xen kẽ, vòng tơ làm chỗ tựa kéo cơ thể về một phía.

Di chuyển của giun đất

Giun đất bò trên mặt đất

1. Giun chuẩn bị bò

2. Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi

3. Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước

4. Thu mình làm phồng đoạn đầu thun đoạn đuôi

1.3. Dinh dưỡng

  • Giun đất hô hấp qua da.
  • Thức ăn giun đất qua lỗ miệng → hầu → diều (chứa thức ăn) → dạ dày (nghiền nhỏ) → enzim biến đổi → ruột tịt → bã đưa ra ngoài.
  • Dinh dưỡng qua thành ruột vào máu.

1.4. Sinh sản

  • Giun đất lưỡng tính.
  • Ghép đôi trao đổi tinh dịch tại đai sinh dục.
  • Đai sinh dục tuột khỏi cơ thể tạo kén chứa trứng.

Giun đất ghép đôi và kén

Giun đất ghép đôi và kén

Ví dụ:

So sánh cấu tạo trong của giun đất với giun đũa?

Gợi ý trả lời:

      Đặc điểm

Giun đũa

Giun đất

Hệ tiêu hoá

Miệng → hầu ruột → hậu môn

Miệng → hầu → thực quản → diều → dạ dày cơ → ruột → ruột tịt → hậu môn

Hệ tuần hoàn

Chưa có

Hệ kín

Hệ thần kinh

Dây dọc

Chuỗi hạch: Hạch não, mạch vòng, chuỗi hạch bụng

3. Luyện tập Bài 15 Sinh học 7

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được các đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của giun đất.
  • Trình bày được những đặc điểm tiến hoá hoàn toàn hơn ở giun đất so với giun tròn và các loài thấp trước nó. 

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 15 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?

    • A.
      Hô hấp
    • B.
      Sinh sản
    • C.
      Lấy thức ăn
    • D.
      Tìm nhau giao phối 
  • Câu 2:

    Giun đất có vai trò

    • A.
      Làm đất chua
    • B.
      Làm đất mất dinh dưỡng
    • C.
      Làm đất có nhiều hang hốc
    • D.
      Làm đất tơi xốp, màu mỡ
  • Câu 3:

    Giun đất sống 

    • A.
      Tự do
    • B.
      Kí sinh
    • C.
      Có giai đoạn tự do, có giai đoạn kí sinh 
    • D.
      Sống bám

Câu 4- 10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 15 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 55 SGK Sinh học 7

Bài tập 2 trang 55 SGK Sinh học 7

Bài tập 3 trang 55 SGK Sinh học 7

Bài tập 4 trang 33 SBT Sinh học 7

Bài tập 13 trang 34 SBT Sinh học 7

Bài tập 14 trang 34 SBT Sinh học 7

Bài tập 15 trang 34 SBT Sinh học 7

Bài tập 16 trang 34 SBT Sinh học 7

Bài tập 17 trang 35 SBT Sinh học 7

Bài tập 18 trang 35 SBT Sinh học 7

Bài tập 22 trang 36 SBT Sinh học 7

4. Hỏi đáp Bài 15 Chương 3 Sinh học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button