Hỏi Đáp

Người thân trực hệ có truyền máu được không?

Người thân trực hệ có truyền máu được không? Việc truyền máu trong y tế cũng là một câu hỏi được nhiều người quan tâm khi có người thân của mình cần thiết phải tuyền máu trong quá trình điều trị, nhiều bạn đọc không biết việc truyền máu có được thực hiện trực tiếp giữa người thân với nhau không? Hay người thân có được truyền máu miễn phí khi có giấy chứng nhận hiến máu? Cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Người thân trực hệ có truyền máu được không?

1. Người thân trực hệ là gì?

Căn cứ vào khoản 17 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

Như vậy người thân trực hệ là quan hệ huyết thông theo chiều dọc theo pháp luật.

Ví dụ Ông nội sinh ra bố, bố sinh ra bạn thì mối quan hệ của ông – bố – bạn là người cùng huyết thống trực hệ. Còn mối quan hệ giữa bố bạn – anh trai bạn – bạn không phải là quan hệ huyết thống trực hệ.

Bạn đọc tham khảo thêm tại bài viết: Người thân trực hệ là gì?

2. Người thân trực hệ có truyền máu được không?

Hiện nay nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề người cùng huyết thống sẽ không truyền máu cho nhau được, vậy điều này có đúng hay không?

Câu trả lời là người thân trực hệ có thể truyền máu cho nhau, nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc và quy định trong y học. Bởi vì việc truyền máu trong y học là hoàn toàn bình đẳng như nhau.

Cụ thể trước khi truyền máu thì người truyền máu có phù hợp với người nhận hay không. Đây là yếu tố quan trọng khi truyền máu, nên những bác sĩ sẽ kiểm tra nhóm máu, kiểm tra tính phù hợp của máu người cho và nhận, nếu phù hợp mới được tiến hành lấy máu.

Vì thế nên nếu như người cùng chung huyết thống, trực hệ nhưng không cùng nhóm máu hay nhóm máu không phù hợp để cho và nhận thì cũng không thể truyền máu.

Ngoài ra việc truyền máu phải tuân thủ nguyên tắc truyền máu theo quy định pháp luật tại mục 4 dưới đây.

Người thân trực hệ có truyền máu được không?
Người thân trực hệ có truyền máu được không?

3. Người thân có được truyền máu miễn phí bằng giấy chứng nhận hiến máu?

Đây cũng là câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi mà bản thân có giấy chứng nhận hiến máu và mong chuyển giấy chứng nhận đó cho người thân của mình được hưởng. Nhưng có được hay không?

Câu trả lời là Không. Bởi trong giấy chứng nhận hiến máu đã ghi rõ nội dung là “Có giá trị để truyền máu miễn phí bằng số lượng máu đã hiến, khi bản thân người hiến máu có nhu cầu sử dụng máu, tại tất cả các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc.”

Như vậy giấy chứng nhận hiến máu chỉ được sử dụng với người đã hiến máu, chỉ người hiến mới được nhận lại lượng máu miễn phí của bản thân mình.

4. Nguyên tắc hoạt động truyền máu

Căn cứ vào điều 3 Thông tư 26/2013/TT-BYT quy định về nguyên tắc truyền máu như sau:

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện hoạt động truyền máu

1. Vì mục đích nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận.

2. Bảo đảm tự nguyện đối với người hiến máu; không ép buộc người khác hiến máu, thành phần máu.

3. Chỉ sử dụng máu và các chế phẩm máu phục vụ chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học.

4. Giữ bí mật các thông tin có liên quan đến người hiến máu, người nhận máu và chế phẩm máu.

5. Bảo đảm an toàn cho người hiến máu, người bệnh được truyền máu, chế phẩm máu và nhân viên y tế có liên quan.

6. Thực hiện truyền máu hợp lý đối với người bệnh.

Như vậy việc truyền máu giữa những người thân trực hệ, cùng huyết thông vẫn phải là hành động tự nguyện, không ép buộc và lấy lượng máu hợp lý từ người cho máu, không được truyền máu vì mục đích lợi ích và phi nhân đạo.

Trên đây là những tìm hiểu của Trường Tiểu học Thủ Lệ về vấn đề Người thân trực hệ có truyền máu được không? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.

Đăng bởi: Blog Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button