Hỏi Đáp

Quy trình công việc của giáo viên chủ nhiệm THPT

Các công việc của giáo viên chủ nhiệm THPT trong năm học

Công việc của giáo viên chủ nhiệm cấp trung học phổ thông trong một năm học gồm những gì? hoatieu.vn mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây của hoatieu.vn để có thể hiểu rõ hơn nhé.

Bạn đang xem: Quy trình công việc của giáo viên chủ nhiệm THPT

  • Chế độ dành cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật
  • Quy định về định mức tiết dạy của giáo viên 2022

Bản quy trình công việc của giáo viên chủ nhiệm

A.Trong năm học:

1. Đầu năm học:

1.1/ Tiến hành điều tra cơ bản để nắm vững đặc điểm học sinh trong lớp về:

– Họ và tên học sinh, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quê quán, dân tộc, tôn giáo, địa chỉ, hộ khẩu thường trú

– Họ tên, nghề nghiệp và địa chỉ của cha mẹ hoặc người giám hộ (nếu có)

– Kết quả học lực và hạnh kiểm năm học trước; năng khiếu đặc biệt: văn nghệ, báo chí, thể thao, văn, toán, ngoại ngữ…

– Tình trạng sức khỏe: có bệnh mãn tính, truyền nhiễm không…..

– Đoàn TNCSHCM; những chức vụ đã làm: lớp trưởng, lớp phó, bí thư Chi đoàn,…

1.2/ Hình thành tổ chức lớp:

– Dự kiến và tiến hành bầu ban cán sự lớp gồm lớp trưởng và lớp phó phụ trách: học tập, lao động, kỉ luật, lao động, văn thể mĩ.

– Chọn cán sự bộ môn, sau khi tham khảo ý kiến của giáo viên bộ môn.

– Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ lớp và thường xuyên theo dõi, giúp đỡ các em hoàn thành tốt nhiệm vụ.

1.3/ Tổ chức cho học sinh học tập và thảo luận nội quy và các quy định khác của nhà trường, sớm đưa các hoạt động của lớp đi vào nề nếp

1.4/ Căn cứ kế hoạch, chỉ tiêu năm học của nhà trường, GVCN hướng dẫn lớp xây dựng kế hoạch và các chỉ tiêu phấn đấu cho từng tháng, từng học kì, toàn năm học của lớp, cùng nhau bàn bạc biện pháp thực hiện.

1.5/ Lập bộ hồ sơ và các sổ sách cần thiết cho công tác chủ nhiệm lớp:

1.5.a) Sổ chủ nhiệm (theo mẫu chung) ghi những nội dung sau

– Hệ thống tổ chức lớp gồm Ban cán sự lớp, cán bộ đoàn…; Họ tên các GV bộ môn; Thời khóa biểu của lớp; Tóm tắt kế hoạch, các chỉ tiêu thi đua và các biện pháp thực hiện (học kì I, II và cả năm.

– Thống kê tình hình xếp loại học sinh năm học cũ và năm học mới

– Thông tin cá nhân Học sinh (dành cho mỗi em một trang): Ghi lý lịch, đặc điểm của học sinh qua điều tra cơ bản; ghi lại những sự việc đã xảy ra trong năm học trước có liên quan đến từng học sinh (khen thưởng, kỉ luật, năng khiếu đặc biệt)…

* Riêng kết quả 2 mặt giáo dục của HS thì GVCN sẽ ghi vào cuối năm học.

1.5.b) Sổ (tập A4) ghi nội dung các buổi sinh hoạt lớp (theo mẫu có sẵn)

1.5.c) Sổ ghi đầu bài (cùng với giáo viên giám thị quản lý)

1.5.d) Sổ gọi tên ghi điểm (cùng với bộ phận học vụ quản lý)

1.5.e) phiếu liên lạc giữa gia đình và nhà trường (theo mẫu có sẵn)

1.5.f) Sổ kỉ luật của lớp

1.5.g) Học bạ học sinh (cùng với bộ phận học vụ quản lý)

1.6/ Tham gia quản lý học sinh học môn GDQP và an ninh.

1.7/ Tham gia tổ chức hội nghị CMHS đầu năm. Bầu ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.

1.8/ Đề nghị nhà trường xét miễn giảm học phí và cấp học bổng cho HS nghèo học khá, giỏi.

2. Giữa học kỳ I:

– Thường xuyên theo dõi giáo dục học sinh.

– Ghi kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trong 2 tháng đầu năm, và báo cho cha mẹ HS bằng phiếu liên lạc.

3. Cuối học kì I:

– Xếp loại 2 mặt giáo dục HS, tham gia Hội đồng xét duyệt, ghi kết quả xét duyệt và kiểm tra chéo hồ sơ, học bạ, sổ điểm.

– Thông báo kết quả học lực và hạnh kiểm của HS cho cha mẹ HS biết (dùng phiếu liên lạc)

– Tổ chức Hội nghị cha mẹ học sinh lớp (theo kế hoạch và hướng dẫn của BGH).

4. Cuối năm học:

– Xếp loại 2 mặt giáo dục hs, tham gia Hội đồng xét duyệt, ghi kết quả xét duyệt và kiểm tra chéo hồ sơ, học bạ, sổ điểm, nhận xét và ký học bạ của học sinh.

– Tổ chức Hội nghị cha mẹ học sinh lớp và thông báo kết quả học lực và hạnh kiểm cuối năm của HS cho cha mẹ học sinh biết.

* Khối 12: Hướng dẫn học sinh làm hồ sơ thi đại học, cao đẳng và THCN ( khoảng tháng 3) và lập hồ sơ dự thi tốt nghiệp.

– Yêu cầu HS trả SGK, sách tham khảo cho thư viện.

– Bàn giao cho văn thư-lưu trữ của trường các loại hồ sơ, sổ sách chủ nhiệm sau khi đã hoàn chỉnh đầy đủ.

Quy trình công việc của giáo viên chủ nhiệm THPT

B. Hàng tháng:

– Đầu tháng căn cứ kế hoạch hàng tháng của trường và tình hình cụ thể của lớp, GVCN lên kế hoạch của lớp trong tháng và phổ biến cho HS trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu tháng.

– Trong tháng: Tổ chức học sinh thực hiện kế hoạch của lớp.

– Cuối tháng: Sơ kết công tác trong tháng, biểu dương những học sinh thực hiện tốt, phê bình những học sinh thực hiện chưa tốt nội quy nhà trường.

C. Hàng tuần:

1.Đầu tuần:

1.1/ Đôn đốc, nhắc nhở HS xếp hàng, chào cờ, hát quốc ca, dự lễ chào cờ đầu tuần.

1.2/ Nhận kế hoạch hàng tuần của nhà trường để bàn bạc và triển khai trên lớp

1.3/ Nhận Sổ theo dõi tình hình lớp tại phòng giám thị

1.4/ Trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm:

1.4.a) Kiểm điểm tình hình lớp trong tuần

– GVCN chỉ định cán bộ lớp lần lượt báo cáo tình hình lớp trong tuần về học tập, lao động, vệ sinh, văn thể , chấp hành nội quy, thi đua.

– GVCN tổng kết phát biểu, nhận xét và phổ biến kế hoạch tuần tới của trường.

(Tuyệt đối không sử dụng tiết sinh hoạt chủ nhiệm để giảng bài hoặc sửa bài cho HS)

2. Cuối tuần: Theo dõi sổ đầu bài, sổ kỉ luật và ghi điểm (nếu có), nắm tình hình lớp về mọi mặt để phát huy những ưu điểm và uốn nắn những khuyết điểm.

D. Những công việc khác trong công tác quản lý, giáo dục học sinh của GVCN:

1. Phối hợp chặt với Đoàn TNCSHCM nhà trường và chi đoàn lớp:

– Thường xuyên trao đổi với Đoàn trường để theo sát về tình hình hoạt động của chi đoàn, cán bộ chi đoàn và biết những kế hoạch hoạt động của chi đoàn.

– Phát huy vai trò của chi đoàn lớp, tạo điều kiện cho chi đoàn hoạt động để phát huy ý thức tự quản của lớp, đấu tranh với những thiếu sót và những hiện tượng tiêu cực trong lớp

– Tham gia ý kiến với chi đoàn về việc phát triển ĐV mới, về kế hoạch công tác đoàn.

– Phối hợp với Đoàn trường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các sinh hoạt ngoại khóa và sinh hoạt cộng đồng ….cho HS.

2.Phối hợp với Ban đại diện CMHS lớp nhằm:

– Căn cứ vào lý lịch học sinh trong lớp để mời những cha mẹ học sinh tiêu biểu tham gia vào ban đại diện cha me học sinh lớp, trường.(thực hiện vào đầu năm học).

– Thường xuyên liên hệ phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, trường, làm việc với cha mẹ của những học sinh chưa thực hiện tốt nề nếp, nội quy…để phối hợp giáo dục.

– Những trường hợp học sinh vi phạm nội quy ở mức bình thường, GVCN có thể thông tin cho CMHS qua điện thoại.

– Những trường hợp học sinh vi phạm nội quy, pháp luật nghiêm trọng, GVCN phải gặp trực tiếp cha mẹ học sinh tại trường (hoặc đến nhà) để phối hợp giáo dục.

– Có kế hoạch đi thăm hoặc liên hệ bằng điện thoại với gia đình những học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, học lực yếu, hạnh kiểm chưa tốt để phối hợp giáo dục HS.

3. Phối hợp với giáo viên giám thị để kịp thời uốn nắn những sai phạm của HS:

– Thường xuyên liên lạc với giám thị để nắm rõ những trường hợp vi phạm nội quy ( kỉ luật, chuyên cần… ) của học sinh.

– Bàn với giám thị những biện pháp giáo dục học sinh cá biệt.

– Đề xuất với giám thị những HS thực hiện chưa tốt nội quy hoặc có những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức, hành vi…. để giám thị tiếp xúc, làm việc với cha mẹ của HS đó.

4.Phối hợp với giáo viên bộ môn:

– Thường xuyên liên hệ với GVBM để nắm tình hình học tập của học sinh trong lớp

– Bàn bạc và thống nhất với GVBM về biện pháp phụ đạo cho những HS yếu, kém.

5. Thường xuyên trao đổi thông tin hai chiều với lãnh đạo nhà trường:

– Phản ánh kịp thời với Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng 2 những kiến nghị của cha mẹ học sinh về tình hình trường, lớp.

– Đề xuất với lãnh đạo nhà trường về việc khen thưởng hoặc kỉ luật học sinh.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button