Hỏi Đáp

Quy trình, trình tự xử lý Đảng viên sinh con thứ 3

Đảng viên, người lao động, công chức, viên chức … khi sinh con thứ ba sẽ bị ảnh hưởng như thế nào về công việc? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu.

Bạn đang xem: Quy trình, trình tự xử lý Đảng viên sinh con thứ 3

1. Đảng viên có được sinh con thứ 3 không?

Với chủ trương khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 01 – 02 con để nuôi và dạy cho tốt. Các Đảng viên cần là những người đi tiên phong, gương mẫu thực hiện chủ trương này. Vì thế, hiện nay, theo quy định của Bộ Chính trị tại Quy định 102-QĐ/TW, Đảng viên sinh con thứ 3 được coi là một hành vi vi phạm chính sách dân số và bị xử lý kỷ luật với các mức khác nhau.

Cụ thể:

Căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm;

Điều 27. Vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình

1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.

b) Khai báo hoặc xin xác nhận, giám định không trung thực về tình trạng sức khỏe của vợ (chồng), con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

2- Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).

3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định.

  • Trường hợp sinh con thứ 3 không bị khiển trách:

Căn cứ Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW năm 2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn thực hiện một số Điều trong Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị như sau:

Điều 27. Vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình

* Trường hợp không vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, gồm:

– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

– Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

– Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

– Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

– Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

* Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì thôi không xem xét, xử lý kỷ luật.

2. Sinh con thứ ba Đảng viên bị xử lý kỷ luật thế nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Quy định 102-QĐ/ TW, các hình thức xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm gồm:

  • Khiển trách;
  • Cảnh cáo;
  • Cách chức;
  • Khai trừ.

Đối với Đảng viên dự bị thì áp dụng biện pháp khiển trách và khai trừ.

Trong thời hạn thi hành 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định kỷ luật, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý Đảng viên vi phạm phải tiến hành thi hành quyết định trên.

3. Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba

3.1. Các bước xử lý

Đảng viên vi phạm phải thực hiện kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật

Tại khoản 1 Điều 39 Quy định 30/2016/QĐ-TW quy định trình tự tiến hành kỷ luật đối với Đảng viên vi phạm được như sau: (Có thể xem kĩ hơn ở cuối tài liệu có trích dẫn đầy đủ)

Bước 1: Đảng viên vi phạm thực hiện kiểm điểm trước chi bộ và tự nhận hình thức kỷ luật

Đảng viên vi phạm được cấp ủy hướng dẫn thực hiện Bản tự kiểm điểm Đảng viên sinh con thứ 3.

Hội nghị chi bộ thảo luận, góp ý và kết luận (Tham khảo ở hai mẫu phiếu đề xuất đề nghị hình thức và đề nghị quyết định kỷ luật)

Bước 2: Trước khi quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền nghe đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm trình bày ý kiến.

Mẫu giải trình, trình bày về việc sinh con thứ 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————

………., ngày…. tháng…. năm…….

TRÌNH BÀY VỀ VIỆC SINH CON THỨ BA

Kính gửi: –……………….
–……………..

Tên tôi là:…………………………….

Sinh ngày …….tháng ………năm…… Nơi sinh (tỉnh, TP)……………………………

Giấy CMND/thẻ CCCD số ………………… Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP)…………….

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………….

Chỗ ở hiện nay ……………………………………………………………………….

Điện thoại liên hệ: ……………………………

Là:……….. (tư cách làm đơn, làm việc tại Phòng/Ban ……………)

Tôi xin trình bày, giải trình việc là Đảng viên lại sinh con thứ 3 như sau:

…………………………………………………

…………………………………………………

(Bạn nêu ra lý do bạn làm đơn, trình bày về hoàn cảnh, nguyên nhân dẫn tới việc sinh con thứ ba, đặc biệt là phải nhấn mạnh được những thông tin mà bạn đưa ra làm căn cứ, cơ sở để đưa ra những đề nghị của bạn với chủ thể có thẩm quyền, để được xem xét giảm nhẹ mức độ xử phạt mà tổ chức hay cơ quan đưa ra)

Với những lý do trên, tôi làm đơn này để trình bày cho Chi bộ/Đảng ủy……………………….. về nguyên nhân dẫn tới việc sinh con thứ ba của tôi, đồng thời, kính đề nghị Chi bộ/Đảng ủy ………….xem xét và:

1./….

2./…..

(Đưa ra các mong muốn của bạn khi bạn làm đơn gửi tới chủ thể có thẩm quyền).

Tôi xin cam đoan những gì mà tôi đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật, và xin chịu mọi trách nhiệm phát sinh nếu những thông tin này là sai sự thật. Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Bước 3: Báo cáo Quyết định kỷ luật lên cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp.

Nếu Đảng viên vi phạm tham gia nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng thì phải báo cáo đến các cơ quan lãnh đạo cấp trên mà đảng viên đó là thành viên.

Lưu ý: Điều 36 Quy định 30-QĐ/TW 2016, được hướng dẫn bởi Điều 36 Hướng dẫn 01-HD/UBKTTW năm 2016 quy định Thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm: Trường hợp đảng viên nông thôn, không tham gia cấp ủy, chỉ sinh hoạt bình thường ở chi bộ thôn. Khi sinh con thứ 3 sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Khi đó, Chi bộ thôn sẽ quyết định khiển trách đảng viên trong chi bộ.

Bước 4: Quyết định của cấp trên về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải được thông báo đến cấp dưới, nơi có tổ chức đảng và đảng viên vi phạm

Lưu ý:

– Kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định;

– Đảng viên vi phạm đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức hoặc bị bệnh đang điều trị nội trú tại bệnh viện, được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật.

Căn cứ pháp lý:

– Quy định 102-QĐ/TW năm 2017;

– Quy định 30-QĐ/TW năm 2016.

3.2. Mẫu quyết định kỷ luật Đảng

Quyết định xử lý kỷ luật Đảng viên gồm một số nội dung sau:

  • Tên, chức vụ và tên cơ quan quản lý Đảng viên bị xử lý kỷ luật;
  • Thời gian cuộc họp (thời gian khai mạc và kết thúc);
  • Thành phần tham dự cuộc họp: đại diện cấp ra quyết định xử lý kỷ luật; đại diện tổ chức đảng quản lý Đảng viên vi phạm, Đảng viên vi phạm; người ghi biên bản;
  • Nội dung cuộc họp;
  • Ý kiến của đại diện cấp ủy quản lý đảng viên bị kỷ luật; ý kiến của Đảng viên và đại diện Ủy ban Kiểm tra.

Nội dung cơ bản của mẫu quyết định kỷ luật Đảng viên như sau:

ĐẢNG UỶ ………..

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
———-

Số: ………… – QĐ/………

………….., ngày….tháng….năm….

QUYẾT ĐỊNH
Thi hành kỷ luật đối với đồng chí………………………….

(Chức vụ đảng, nơi công tác của đảng viên bị kỷ luật)
—-

– Căn cứ Điều lệ Đảng;

– Căn cứ các quy định và hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng;

– Xét tự kiểm điểm của đồng chí …………………….. (họ và tên của đảng viên); báo cáo số …………. ngày ………. của ……… (tên tổ chức Đảng báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật) và kết quả kiểm tra xem xét, đề nghị của Đoàn kiểm tra;

Đảng ủy …………………………………. nhận thấy: ( nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và nguyên nhân vi phạm của đảng viên; ghi rõ đã vi phạm quy định nào theo nội dung kết luận của Ủy ban kiểm tra Đảng ủy ……………………………………. )

ĐẢNG ỦY ……………….
QUYẾT ĐỊNH

1. Thi hành kỷ luật đồng chí ……………………….. (họ tên, chức vụ, nơi công tác của đảng viên) bằng hình thức …….

2. (Tên các cấp ủy, tổ chức đảng liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyết định) và đồng chí ………………….. chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:

· UBKT (cấp trên)…;

· Ban TVĐU (cấp trên)……;

· Ban Tổ chức Đảng uỷ (cấp trên)

· Như Điều 2;

· Lưu HSĐU.

T/M ĐẢNG UỶ
……………………….

(Ký tên đóng dấu)

3.3. Biên bản cuộc họp kỷ luật Đảng viên sinh con thứ 3:

Bạn tham khảo tại mẫu Biên bản tại đây

3.4. Phiếu biểu quyết đề nghị hình thức xử lý kỷ luật:

Mẫu 1:

HUYỆN (QUẬN) ỦY ………….

——-

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

—————

………., ngày ….. tháng ….. năm 201…..

PHIẾU BIỂU QUYẾT

quyết định kỷ luật đối với đồng chí… (họ và tên, chức vụ)

1- Không kỷ luật ……………………………………………………………………………….. □

2- Khiển trách …………………………………………………………………………………… □

3- Cảnh cáo …………………………………………………………………………………….. □

4- Cách chức (Ghi đầy đủ chức vụ khi vi phạm và hiện tại của đảng viên)

– Chi ủy viên……………………………………………………………………………………… □

– Bí thư chi bộ…………………………………………………………………………………… □

– Đảng ủy viên cơ sở………………………………………………………………………….. □

– ……………………………………………………………………………………………………. □

– Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng……………………………………………… □

5- Khai trừ ………………………………………………………………………………………. □

Ghi chú: Đồng chí đồng ý trường hợp nào thì đánh dấu x vào ô tương ứng

Mẫu: 2

HUYỆN (QUẬN) ỦY ………….

ỦY BAN KIỂM TRA

——-

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

—————

………., ngày ….. tháng ….. năm 201…..

PHIẾU BIỂU QUYẾT

đề nghị hình thức kỷ luật đối với đồng chí… (họ và tên, chức vụ)

1- Không kỷ luật ……………………………………………………………………….. □

2- Khiển trách ………………………………………………………………………….. □

3- Cảnh cáo ……………………………………………………………………………. □

4- Cách chức (Ghi đầy đủ chức vụ khi vi phạm và hiện tại của đảng viên) …….. □

– …………………………………………………………………………………………… □

– …………………………………………………………………………………………… □

– Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng □

5- Khai trừ □

Ghi chú: – Đồng chí đồng ý trường hợp nào thì đánh dấu x vào ô tương ứng.

Điều 39 Quyết định 30-QĐ/TW thi hành Chương VII và VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:

1- Đảng viên vi phạm kỷ luật phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật; nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật. Trường hợp cần thiết, cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp có thẩm quyền trực tiếp xem xét kỷ luật

1.1- Cấp ủy hướng dẫn đảng viên vi phạm kỷ luật chuẩn bị bản tự kiểm điểm. Hội nghị chi bộ thảo luận, góp ý và kết luận rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ và biểu quyết (đề nghị hoặc quyết định) kỷ luật. Đại diện cấp ủy tham dự hội nghị chi bộ xem xét kỷ luật đảng viên là cấp ủy viên hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý. Trường hợp đảng viên vi phạm từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam thì tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật.

1.2- Đảng viên vi phạm là cấp ủy viên hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý cùng với việc kiểm điểm ở chi bộ còn phải kiểm điểm ở những tổ chức đảng nào nữa thì do cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra của cấp ủy quản lý đảng viên đó quyết định.

Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau thì cấp ủy và ủy ban kiểm tra có thẩm quyền trực tiếp xem xét, quyết định kỷ luật, không cần yêu cầu đảng viên đó phải kiểm điểm trước chi bộ: vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao; nội dung vi phạm liên quan đến bí mật của Đảng và Nhà nước mà chi bộ không biết; vi phạm trước khi chuyển đến sinh hoạt ở chi bộ.

2- Tổ chức đảng vi phạm phải kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật và báo cáo lên cấp ủy cấp trên quyết định

2.1- Tổ chức đảng vi phạm kỷ luật thì cơ quan lãnh đạo (thường trực cơ quan lãnh đạo) hoặc người đứng đầu của tổ chức đảng đó chuẩn bị nội dung kiểm điểm, báo cáo trước hội nghị tổ chức mình để kiểm điểm làm rõ đúng, sai, nội dung, mức độ, tính chất, tác hại, nguyên nhân của vi phạm, xác định trách nhiệm của tổ chức, từng thành viên và biểu quyết tự nhận hình thức kỷ luật của tổ chức, của từng thành viên có liên quan và biểu quyết tự nhận hình thức kỷ luật của tổ chức, của từng thành viên có liên quan và báo cáo tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định. Đại diện của tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền tham dự hội nghị này.

2.2- Nếu tổ chức đảng sau khi sáp nhập, chia tách hoặc kết thúc hoạt động mới phát hiện có vi phạm thì tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên của tổ chức đảng đó xem xét, xử lý.

3- Trước khi quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền nghe đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm trình bày ý kiến

3.1- Trước khi họp để xem xét, quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định kỷ luật nghe đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm trình bày ý kiến và ý kiến này được báo cáo đầy đủ (kèm theo bản tự kiểm điểm) khi tổ chức đảng có thẩm quyền họp xem xét, quyết định kỷ luật.

3.2- Đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền là đại diện của cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp có thẩm quyền kỷ luật hoặc cấp ủy, ủy ban kiểm tra ủy nhiệm đối với những trường hợp đặc biệt.

3.3- Trình bày ý kiến với tổ chức đảng có thẩm quyền trước khi bị xem xét, thi hành kỷ luật là quyền và trách nhiệm của tổ chức đảng và đảng viên. Nếu đảng viên hoặc người đại diện tổ chức đảng vi phạm vì một lý do nào đó mà không trực tiếp trình bày ý kiến với tổ chức đảng có thẩm quyền khi được yêu cầu thì báo cáo với tổ chức đảng đó bằng văn bản và phải nghiêm chỉnh chấp hành sau khi quyết định kỷ luật.

4- Quyết định của cấp dưới về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải báo cáo lên cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp; nếu đảng viên vi phạm tham gia nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng thì phải báo cáo đến các cơ quan lãnh đạo cấp trên mà đảng viên đó là thành viên

5- Quyết định của cấp trên về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải được thông báo đến cấp dưới, nơi có tổ chức đảng và đảng viên vi phạm; trường hợp cần thông báo rộng hơn thì do cấp ủy có thẩm quyền quyết định

5.1- Quyết định kỷ luật, quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên vi phạm phải được trao cho tổ chức đảng và đảng viên vi phạm để chấp hành. Nếu cần thông báo rộng hơn thì do cấp ủy hoặc tổ chức đảng có thẩm quyền kỷ luật đối với đảng viên quyết định.

5.2- Phạm vi thông báo các quyết định thi hành kỷ luật, quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật đối với đảng viên là cấp ủy viên các cấp, cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý do cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy quản lý đảng viên đó quyết định.

6- Kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định

6.1- Quyết định khiển trách, cảnh cáo đối với đảng viên vi phạm của chi bộ có hiệu lực ngay sau khi chi bộ công bố kết quả biểu quyết quyết định kỷ luật. Trong vòng 10 ngày, chi bộ ban hành quyết định kỷ luật trao cho đảng viên bị kỷ luật, báo cáo cấp trên và lưu hồ sơ. Quyết định kỷ luật của chi bộ (trong đảng bộ bộ phận, trong đảng bộ cơ sở) được đóng dấu của đảng ủy cơ sở vào phía trên, góc trái. Đảng ủy cơ sở hoặc cấp ủy cấp trên trực tiếp không phải ra quyết định chuẩn y.

Trường hợp chi bộ chỉ có bí thư chi bộ, nếu bí thư bị xử lý kỷ luật thuộc thẩm quyền của chi bộ thì bí thư chi bộ báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp để cử đại diện chủ trì hội nghị xem xét, kỷ luật. Sau khi biểu quyết quyết định kỷ luật, chậm nhất 5 ngày, chi bộ báo cáo kết quả để tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên ban hành quyết định kỷ luật.

6.2- Tổ chức đảng có thẩm quyền sau khi ký quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật phải kịp thời công bố (trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức đảng cấp dưới công bố) chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày ký. Tổ chức đảng cấp dưới được ủy quyền chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định phải công bố quyết định cho tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật hoặc khiếu nại kỷ luật. Nếu quá hạn trên phải báo cáo ngay với cấp có thẩm quyền quyết định.

6.3- Việc công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật phải có đại diện tổ chức đảng ra quyết định (hoặc được ủy quyền công bố quyết định), đại diện tổ chức đảng quản lý đảng viên bị kỷ luật, đại diện tổ chức đảng bị kỷ luật, đảng viên bị kỷ luật và lập biên bản lưu hồ sơ. Trường hợp đảng viên bị kỷ luật từ chối nghe công bố hoặc không nhận quyết định kỷ luật thì ghi vào biên bản, quyết định kỷ luật vẫn được công bố và có hiệu lực thi hành.

6.4- Đề nghị của cấp dưới về kỷ luật cách chức, khai trừ đối với đảng viên và giải tán đối với tổ chức đảng nếu chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định và công bố thì đảng viên đó vẫn được sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy, tổ chức đảng đó vẫn được hoạt động.

7- Tổ chức đảng, đảng viên không đồng ý với quyết định kỷ luật thì trong vòng một tháng, kể từ ngày nhận quyết định, có quyền khiếu nại với cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp trên cho đến Ban Chấp hành Trung ương. Việc giải quyết khiếu nại kỷ luật, thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương

7.1- Việc giải quyết khiếu nại về kỷ luật đảng được tiến hành từ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cấp trên cơ sở, ủy ban kiểm tra, ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy từ cấp huyện và tương đương trở lên.

Đảng viên là cấp ủy viên các cấp, thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý, chi bộ đã quyết định xử lý kỷ luật theo thẩm quyền, nếu có khiếu nại thì do cấp ủy cơ sở hoặc ban thường vụ cấp ủy quản lý đảng viên đó giải quyết khiếu nại kỷ luật lần đầu.

Sau khi được giải quyết, nếu đảng viên hoặc tổ chức đảng bị thi hành kỷ luật không đồng ý, có khiếu nại tiếp thì tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên tiếp tục giải quyết.

7.2- Ban Bí thư là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với hình thức kỷ luật khai trừ, Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức do cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương trở xuống quyết định.

Đối với các hình thức kỷ luật do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thì Ban Chấp hành Trung ương là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng.

8- Khi nhận khiếu nại kỷ luật, cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra thông báo cho tổ chức đảng hoặc đảng viên khiếu nại biết; chậm nhất ba tháng đối với cấp tỉnh, thành phố, huyện, quận và tương đương, sáu tháng đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại, phải xem xét, giải quyết, trả lời cho tổ chức đảng và đảng viên khiếu nại biết

8.1- Sau khi xem xét, kết luận, tổ chức đảng phải biểu quyết bằng phiếu kín quyết định hình thức kỷ luật cụ thể. Trường hợp biểu quyết quyết định hình thức kỷ luật cụ thể không đủ số phiếu theo quy định thì báo cáo tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Ban Chấp hành Trung ương là cấp giải quyết khiếu nại kỷ luật cuối cùng, sau khi xem xét, kết luận phải biểu quyết bằng phiếu kín việc quyết định hình thức kỷ luật cụ thể. Trường hợp biểu quyết các hình thức kỷ luật cụ thể mà không có hình thức kỷ luật nào đủ đa số phiếu theo quy định, thì cộng dồn số phiếu từ hình thức kỷ luật cao nhất xuống đến hình thức kỷ luật liền kề thấp hơn, đến hình thức nào mà kết quả có đủ đa số phiếu theo quy định thì lấy hình thức đó để quyết định.

8.2- Những vụ khiếu nại kỷ luật đảng thuộc thẩm quyền giải quyết của ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy (kể cả Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương) thì ủy ban kiểm tra phối hợp với văn phòng cấp ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp hoặc các tổ chức đảng có liên quan giúp ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy (Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương) lập đoàn giải quyết khiếu nại. Đoàn giải quyết khiếu nại có trách nhiệm giải quyết và chuẩn bị hồ sơ vụ việc khiếu nại trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

8.3- Ủy ban kiểm tra sau khi giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng phải báo cáo ban thường vụ cấp ủy cùng cấp. Ban thường vụ cấp ủy sau khi giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng phải báo cáo cấp ủy cùng cấp.

8.4- Ban thường vụ đảng ủy cơ sở và đảng ủy bộ phận có trách nhiệm xem xét khiếu nại kỷ luật đảng của đảng viên do chi bộ quyết định nhưng không có quyền chuẩn y hay thay đổi hoặc xóa bỏ hình thức kỷ luật mà phải đề nghị đảng ủy cơ sở xem xét, quyết định.

8.5- Tổ chức đảng khi nhận được khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết thì chuyển cho tổ chức đảng có thẩm quyền giải quyết, đồng thời báo cho người khiếu nại biết.

9- Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, tổ chức đảng và đảng viên bị kỷ luật phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kỷ luật

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác như: Xử lý Đảng viên bị khởi tố, Đảng viên có được viết đơn tố cáo khiếu nại không, Kỷ luật Đảng viên có con ngoài giá thú trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button