Hỏi Đáp

Quy trình bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng

Bảo lãnh đi Mỹ là vấn đề xảy ra khá phổ biến hiện nay. Vậy hồ sơ, các diện bảo lãnh được quy định thế nào? Bài viết này Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ chia sẻ cho bạn Quy trình bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng 2021.

Bạn đang xem: Quy trình bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng

Contents

1. Các diện bảo lãnh đi Mỹ 2021

  • Diện F1: Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ
  • Diện F2A: Vợ/ chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của thường trú nhân Mỹ
  • Diện F2B: Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân Mỹ
  • Diện F3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ
  • Diện F4: Anh chị em của công dân Mỹ

2. Hồ sơ bảo lãnh vợ chồng gồm những gì?

Người bảo lãnh 
  • Tờ khai đăng ký kết hôn (khai chung với bên Việt Nam)
  • Công hàm độc thân (1 bản gốc + 1 bản sao)
  • Passport (bản sao)
  • Visa (bản sao)
  • Giấy khám sức khỏe: Nếu khám tại Việt Nam thì khi đi khám mang theo bản photo giấy Đăng ký kết hôn đã được chính quyền địa phương ký nhận (kèm passport, visa, hình).
  • Giấy khám sức khỏe tâm thần từ bên Mỹ cần lưu ý chỉ khi được chứng nhận từ bệnh viện lớn hoặc chuyên khoa tâm thần. Ngoài ra các trường hợp giấy chứng nhận của bác sĩ gia đình sẽ không được chấp thuận.
Người được bảo lãnh
  • Tờ khai đăng ký kết hôn (2 bản gốc)
  • CMND (bản sao + công chứng)
  • Sổ hộ khẩu (bản sao)
  • Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của người vợ (phường xã, thị trấn thường trú xác nhận)
  • Công hàm độc thân của người bảo lãnh tức chồng (sau khi bộ công hàm độc thân của người chồng hoàn tất và được gửi về Việt Nam cho người vợ)
  • Giấy khám sức khỏe tâm thần (Khi đi khám mang theo bản photo giấy Đăng ký kết hôn đã được chính quyền địa phương ký nhận + CMND bản gốc và bản sao + hộ khẩu, 4 tấm hình 3×4. Thường là đi khám vào ngày hôm trước thì chiều hôm sau 15h30 mới có kết quả).

Quy trình bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng

3. Quy trình bão lãnh diện vợ chồng đi Mỹ

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ như trên và nộp hồ sơ

Bước 2: Sau nộp hồ sơ 10 ngày sẽ được thông báo đi phỏng vấn

Bước 3: Sau phỏng vấn 20 ngày đến ký giấy tờ

Bước 4: Mở hồ sơ bảo lãnh

Bước 5: Nhận số biên nhận xác nhận đã tiếp nhận hồ sơ của bạn

Bước 6: Được thông qua hồ sơ, nhận giấy I-797

Bước 7: Thực hiện đóng lệ phí

Bước 8: Đóng lệ phí xử lý đơn xin thị thực và Đơn DS-230 Xin thị thực Nhập cư và Đăng ký Người nước ngoài

Bước 9: Từ 1-2 tuần gọi điện cho NVC để biết hồ sơ hoàn thành hay chưa.

Bước 10: Sắp xếp hồ sơ khi phỏng vấn

4. Một số câu hỏi liên quan khác

4.1 Chồng có quốc tịch Mỹ bảo lãnh vợ là diện gì?

  • Diện IR2 (Người có Quốc tịch Mỹ bảo lãnh vợ đã kết hôn > 2 năm): Sau khi có visa và nhập cảnh Mỹ, người được bảo lãnh sẽ được cấp thẻ xanh thời hạn 2 năm. Tuy nhiên thời gian bảo lãnh diện này trung bình kéo dài từ 6-9 tháng. Diện này có thể bảo lãnh con đẻ của vợ không quá 21 tuổi còn độc thân hoặc con riêng có thể được xét duyệt nếu trước khi đứa trẻ đủ 18 tuổi mối quan hệ của người bảo lãnh và người được bảo lãnh được thiết lập.
  • Diện IR1 (Người có Quốc tịch Mỹ bảo lãnh vợ đã kết hôn < 2 năm): 12 đến 18 tháng là khoảng thời gian chờ từ lúc mở hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng đến khi nhận được visa, tùy tình trạng mối quan hệ của vợ chồng. So với diện IR2 thì bảo lãnh diện IR1 sẽ có thời gian chờ lâu hơn.

4.2 Chồng có thẻ xanh bảo lãnh vợ mất bao lâu?

Chồng có thẻ xanh bảo lãnh vợ đi Mỹ sẽ mất 18-24 tháng. Tuy nhiên bạn có thể đổi sang diện bảo lãnh F2A thì thời gian rút gọn sẽ còn có 1-2 tháng.

4.3 Bảo lãnh diện vợ chồng mất bao lâu?

Thông thường, bảo lãnh diện vợ chồng sẽ mất khoản thời gian từ 6-18 tháng.

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Trường Tiểu học Thủ Lệ. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Giấy cam kết bảo lãnh nhân sự, Mẫu đơn xin bảo lãnh cho bị can tại ngoại từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button