Hỏi Đáp

Quy tắc giao thông đường bộ mới nhất

Quy tắc giao thông đường bộ mới nhất. Các quy tắc chung khi tham gia giao thông, Các nguyên tắc đảm bảo an toàn giao thông đường bộ gồm những gì? Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình và những người tham gia giao thông khác, người dân nên hiểu rõ các quy tắc giao thông đường bộ.

Bạn đang xem: Quy tắc giao thông đường bộ mới nhất

Góp phần phổ biến các kiến thức về giao thông, các nhà trường đã tổ chức cuộc thi đầy ý nghĩa “An toàn giao thông vì nụ cười trẻ thơ”

1. Khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ

Khái niệm giao thông đường bộ

Theo quy định tại điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008, đường bộ được hiểu là gồm những phần đường sau: đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.

2. Quy tắc giao thông đường bộ mới nhất

Quy tắc giao thông đường bộ mới nhất 

Các quy tắc chung khi tham gia giao thông được quy định thế nào trong Luật giao thông đường bộ?

5 quy tắc về an toàn giao thông đường bộ là gì?

Quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ được quy định tại điều 9 Luật giao thông đường bộ 2008 như sau:

  • Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
  • Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

– Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm:

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

– Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông quy định như sau:

  • Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại.
  • Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi.
  • Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

– Tín hiệu đèn giao thông có ba màu, quy định như sau:

  • Tín hiệu xanh là được đi;
  • Tín hiệu đỏ là cấm đi;
  • Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

– Khoảng cách giữa các xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ

  • Người lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy trước xe mình ở nơi có biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa 2 xe” phải giữ một khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển.
  • Xe ô tô chạy thành từng đoàn có tổ chức theo một hàng thì chiều dài mỗi đoàn không quá 250m; khoảng cách mỗi đoàn là 100m; trừ đoàn xe có cảnh sát dẫn đường.
  • Trên đường cao tốc trừ khi nhập làn và tách làn người lái xe phải duy trì khoảng cách an toàn khi mặt đường khô ráo, được quy định như sau:

Tốc độ lưu hành

Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)

Đến 60

30

Trên 60 đến 80

50

Trên 80 đến 100

70

Trên 100 đến 120

90

– Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

– Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

– Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.

– Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

– Vượt xe:

  • Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
  • Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
  • Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
  • Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ một số trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải

– Chuyển hướng xe:

  • Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
  • Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
  • Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
  • Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.

2. Các nguyên tắc đảm bảo an toàn giao thông đường bộ

Trường Tiểu học Thủ Lệ gửi đến bạn đọc các nguyên tắc đảm bảo an toàn giao thông đường bộ:

  • Người đi bộ phải chú ý quan sát và nhường đường cho các phương tiện giao thông khi qua đường.
  • Khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm bảo đảm chất lượng và cài quay đúng quy cách.
  • Hãy thắt dây an toàn khi đi xe ô tô ở tất cả các hàng ghế có trang bị dây an toàn.
  • Khi tham gia giao thông phải đi bên phải, đi đúng phần đường, làn đường và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
  • Không sử dụng điện thoại hoặc làm các việc khác gây mất tập trung khi lái xe.
  • Phải ra tín hiệu trước khi cho xe chuyển hướng.
  • Đã uống rượu, bia thì không lái xe.
  • Không chạy quá tốc độ quy định và phóng nhanh, vượt ẩu khi lái xe.
  • Hãy giữ khoảng cách an toàn với xe chạy phía trước để kịp thời xử lý các hình huống bất ngờ có thể xảy ra.
  • Hãy tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông, để thể hiện mình là người có văn hóa giao thông

3. Luật giao thông đường bộ

Luật giao thông đường bộ hiện hành là Luật giao thông đường bộ 2008 có hiệu lực từ ngày 1/7/2009

4. Đáp án an toàn giao thông vì nụ cười trẻ thơ

Các bạn có thể tham khảo Đáp án an toàn giao thông vì nụ cười trẻ thơ tại các bài viết:

    Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã cung cấp cho bạn đọc Quy tắc giao thông đường bộ mới nhất. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

    Các bài viết liên quan:

    • Làm thẻ căn cước công dân tại nơi tạm trú được không?
    • Đi làm Căn cước công dân mặc áo gì?
    • Chụp ảnh căn cước công dân (CCCD) có được để mái không?
    • Nhuộm tóc, trang điểm đậm, để tóc mái khi làm căn cước công dân được không?
    • Làm căn cước công dân online

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button