Hỏi Đáp

Quy định về tham gia giao thông bằng xe đạp điện

Quy định đối với người đi xe đạp điện được pháp luật quy định cụ thể như thế nào? Khi tham gia giao thông người điều khiển xe đạp điện được thực hiện và không thực hiện những hành vi như thế nào? Đây là những thông tin quan trọng người tham gia giao thông bằng xe đạp điện cần nắm được để đảm bảo an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông trên đường. Trong bài viết này Trường Tiểu học Thủ Lệ xin chia sẻ các quy định mới nhất của pháp luật về quy định đối với người đi xe đạp điện 2022, mời các bạn cùng theo dõi.

Bạn đang xem: Quy định về tham gia giao thông bằng xe đạp điện

Ngày nay, xe đạp điện trở nên phổ biến với nhiều chủng loại. Tuy nhiên các quy định đối với xe đạp điện lại chưa được chấp hành nghiêm chỉnh.

Quy định về tham gia giao thông bằng xe đạp điện 2021

Dưới đây là những Quy định về tham gia giao thông bằng xe đạp điện theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

1. Xe đạp điện là xe thô sơ hay xe cơ giới?

Khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Trong khi đó, Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ đã làm rõ vấn đề này tại điểm e, khoản 1, Điều 3: Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).

Tóm lại, xe đạp điện là một loại xe đạp máy, thuộc nhóm phương tiện giao thông thô sơ.

2. Quy định đối với người đi đạp điện

Luật Giao thông đường bộ 2008 đưa ra các quy định đối với người đi xe đạp điện như sau

Đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm

Theo quy định tại Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008, cả người điều khiển xe đạp điện và người ngồi trên xe đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách.

Chỉ thị 04/CT-TTg vừa được Thủ tướng ban hành đầu năm 2018 cũng đã yêu cầu bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh, sinh viên, đặc biệt là học sinh từ 6 tuổi trở lên được người lớn chở trên xe máy, xe đạp điện; giáo dục học sinh, sinh viên đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trở thành thói quen.

Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.

Người đi xe đạp điện không được thực hiện các hành vi:

– Đi xe dàn hàng ngang;

– Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

– Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

– Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

– Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

– Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

3. Lỗi xe đạp điện 2022

Các lỗi xe đạp điện được quy định thế nào theo quy định mới nhất tại Nghị định 100 và Nghị định 123/2021/NĐ-CP?

Các lỗi xe đạp điện được quy định tại điều 8, 11, 34, 47 nghị định 100, cụ thể Trường Tiểu học Thủ Lệ xin liệt kê ra một số lỗi như sau:

Lỗi  Mức phạt
Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên 80.000 đồng đến 100.000 đồng
Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy 100.000 đồng đến 200.000 đồng

Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

400.000 đồng đến 600.000 đồng

4. Mũ bảo hiểm xe đạp điện 2022

Mũ bảo hiểm xe đạp điện cũng phải đạt các tiêu chuẩn của mũ bảo hiểm thông thường, khi đội mũ phải cài quai đúng quy cách.

Các tiêu chuẩn của mũ bảo hiểm thông thường được quy định tại QCVN 2: 2008/BKHCN như sau:

Mũ bảo hiểm đạt chuẩn theo quy chuẩn QCVN 2: 2008 phải đảm bảo về kết cấu các bộ phận chính bao gồm 4 bộ phận:

  • Vỏ mũ là phần vỏ cứng bên ngoài, có tác dụng ngăn chặn các va đập trực tiếp vào người đội.
  • Đệm hấp thu xung động bên trong thân mũ (đệm bảo vệ) có tác dụng giảm chấn động đến đầu người đội mũ.
  • Quai đeo để cố định mũ.
  • Lớp vải lót bên trong mang lại cảm giác dễ chịu cho người sử dụng.

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã cung cấp đến bạn đọc các Quy định pháp luật đối với người đi xe đạp điện. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan

  • Lỗi quá tốc độ năm 2022 phạt bao nhiêu?
  • Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt?
  • Sử dụng ô (dù) khi tham gia giao thông phạt thế nào?
  • Các lỗi vi phạm giao thông có thể nộp phạt tại chỗ và mức phạt cụ thể 2022

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button