Quy định về nâng chuẩn giáo viên cần nắm rõ
Hôm nay Luật giáo dục 2019 đã chính thức có hiệu lực thi hành. Chính vì vậy kể từ ngày hôm nay những giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo sẽ phải thực hiện nâng chuẩn theo đúng lộ trình của Chính phủ. Dưới đây là tổng hợp một số quy định nổi bật nhất về lộ trình nâng chuẩn cũng như quy định về chuẩn trình độ đào tạo giáo viên 2020 mới nhất, mời các bạn cùng tham khảo.
Bạn đang xem: Quy định về nâng chuẩn giáo viên cần nắm rõ
- Giáo viên tuyển dụng từ ngày mai (01/7) không còn được “biên chế suốt đời”
- Các luật có hiệu lực từ 1/7/2020
Contents
1. Tiêu chuẩn mới về trình độ của giáo viên từ 01/7/2020
Hiện nay, giáo viên các cấp phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nêu tại Điều 77 Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi năm 2009. Tuy nhiên, sắp tới đây, từ 01/7/2020, Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực sẽ “siết chặt” hơn điều kiện về trình độ chuẩn của giáo viên. Cụ thể:
– Giáo viên mầm non: Yêu cầu bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm (từ 01/7/2020 yêu cầu bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm);
– Giáo viên tiểu học: Yêu cầu bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm (sắp tới yêu cầu có bằng cử nhân sư phạm trở lên);
– Giáo viên trung học cơ sở: Yêu cầu bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (Sắp tới yêu cầu bằng cử nhân sư phạm trở lên);
Như vậy, có thể thấy, từ 01/7/2020, trình độ chuẩn của giáo viên các cấp được yêu cầu cao hơn so với hiện tại.
2. Những ai phải thực hiện nâng chuẩn trình độ?
Theo phân tích ở trên, sắp tới, theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019, trình độ chuẩn của giáo viên các cấp được yêu cầu cao hơn. Do đó, những người chưa đạt chuẩn trình độ phải thực hiện nâng chuẩn theo lộ trình Chính phủ đề ra.
Cụ thể, những giáo viên phải thực hiện nâng chuẩn trình độ gồm:
– Giáo viên mầm non: Những giáo viên chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm;
– Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở: Những giáo viên chưa có bằng cử nhân sư phạm trở lên.
Ngoài ra, tại Điều 2 Nghị định 71 2020 quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, cụ thể các đối tượng thực hiện nâng chuẩn gồm:
– Giáo viên mầm non:
- Chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên;
- Tính từ ngày 01/7/2020 còn đủ 07 năm công tác cho đến tuổi nghỉ hưu;
– Giáo viên tiểu học:
- Chưa có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên;
- Giáo viên có trình độ trung cấp tính từ 01/7/2020 đến tuổi được nghỉ hưu còn đủ 08 năm công tác; Giáo viên có trình độ cao đẳng tính từ 01/7/2020 đến tuổi được nghỉ hưu còn đủ 07 năm công tác;
– Giáo viên trung học cơ sở:
- Chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên;
- Tính từ ngày 01/7/2020 đến tuổi được nghỉ hưu, còn đủ 07 năm công tác.
3. Giáo viên nâng chuẩn trình độ được miễn phí đào tạo
Cũng tại Điều Nghị định 71 2020 nêu trên, những giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn được hưởng các quyền sau:
– Được tạo điều kiện về thời gian và được hỗ trợ, cấp kinh phí đào tạo;
– Được tính thời gian đào tạo vào thời gian công tác liên tục;
– Được miễn học phí;
– Được hưởng 100% lương và các chế độ, phụ cấp theo quy định;
– Được biểu dương, khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong học tập.
Đáng nói, Theo Nghị định 71 2020 cũng nêu rõ, giáo viên được cử đi đào tạo bằng nguồn ngân sách Nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng thì phải đền bù chi phí đào tạo trong các trường hợp sau:
– Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động trong thời gian đào tạo;
– Không được cơ sở đào tạo cấp bằng tốt nghiệp;
– Đã hoàn thành và được cấp bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết.
Như vậy, có thể thấy, mặc dù khi chưa đạt được chuẩn trình độ như yêu cầu nhưng giáo viên vẫn được tạo mọi điều kiện để học nâng chuẩn trình độ.
4. Không đạt chuẩn trình độ, giáo viên sẽ bị tinh giản biên chế?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019:
Môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Do đó, mặc dù sắp tới trình độ chuẩn của giáo viên được yêu cầu cao hơn nhưng “khi môn học chưa có đủ giáo viên có bằng cử nhân sư phạm” thì vẫn có thể sử dụng giáo viên đáp ứng 02 điều kiện:
– Có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp;
– Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 6 Nghị định 108 năm 2014 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP, giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo sẽ bị tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp:
– Không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ;
– Được cơ quan bố trí việc làm khác, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
Như vậy, chỉ khi thuộc một trong hai trường hợp nêu trên, giáo viên chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ mới bị tinh giản biên chế.
Nói tóm lại, không bắt buộc mọi giáo viên phải có bằng sư phạm ngay tại thời điểm 01/7/2020. Việc nâng chuẩn trình độ của giáo viên được tạo mọi điều kiện và thực hiện theo lộ trình do Chính phủ quy định cụ thể tại Nghị định 71 năm 2020:
- Nghị định 71/2020/NĐ-CP lộ trình nâng trình độ chuẩn đào tạo giáo viên
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp