Quy định về Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng tại các trường mầm non
Hiệu trưởng, hiệu phó đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý để trường học có thể hoạt động tốt, hiệu quả.
Bạn đang xem: Quy định về Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng tại các trường mầm non
Trong bài viết này, Trường Tiểu học Thủ Lệ gửi đến bạn đọc Quy định về Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng tại các trường mầm non theo quy định tại Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BGDĐT
Contents
1. Tuyển dụng Hiệu trưởng mầm non
- Đối với nhà trường, nhà trẻ công lập:
Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm
- Đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục:
Do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo hoặc cấp có thẩm quyền công nhận
Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng:
Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 năm, sau 5 năm có thể được bổ nhiệm lại tuy nhiên không quá 2 nhiệm kỳ đối với một nhà trường, nhà trẻ
Tiêu chuẩn bổ nhiệm hiệu trưởng:
- Có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận là Hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định;
- Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khỏe.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
- Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ;
- Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;
- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị – xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;
- Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
3. Tuyển dụng hiệu phó trường mầm non
- Đối với nhà trường, nhà trẻ công lập:
Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm
- Đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục:
Do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo hoặc cấp có thẩm quyền công nhận
Số lượng:
Trường hạng I có 2 phó hiệu trưởng; trường hạng II có 1 phó hiệu trưởng; được bố trí thêm 1 phó hiệu trưởng nếu có từ 5 điểm trường hoặc có từ 20 trẻ em khuyết tật trở lên
Tiêu chuẩn bổ nhiệm:
- Có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 3 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận phó hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định;
- Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khỏe.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng
Hiệu phó các trường mầm non có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công;
- Điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ khi được hiệu trưởng ủy quyền;
- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 4 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.
5. Hiệu trưởng, hiệu phó là công chức hay viên chức?
Từ sau ngày 1/7/2020, Hiệu trưởng, hiệu phó không còn là công chức như trước đây, mà sẽ là viên chức.
Để biết các chế độ đối với hiệu trưởng, hiệu phó là công chức trước ngày 1/7/2020 nhưng không còn là công chức từ sau ngày này, mời các bạn đọc bài: Hiệu trưởng, hiệu phó là công chức hay viên chức?
Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã trả lời cung cấp các quy định của pháp luật về hiệu trưởng, hiệu phó trường mầm non. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Dân sự của phần Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Công thức tính lương giáo viên
- Chế độ nghỉ ốm của giáo viên
- Giáo viên có được từ chối phân công của Hiệu trưởng không?
- Cách tính lương giáo viên THCS theo quy định mới nhất 2021
- Giáo viên cần điều kiện gì để thăng hạng chức danh?
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp