Hỏi Đáp

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy

Gương chiếu hậu là loại gương được gắn trên xe mô tô, xe gắn máy nói chung và trên một số phương tiện giao thông khác. Đây là loại gương được thiết kế để cho phép người lái xe có thể quan sát phía sau, đảm bảo an toàn khi điều khiển. Sau đây là bộ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Bạn đang xem: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy

  • Quy định về gương chiếu hậu 2019
  • Đi vào đường cấm phạt bao nhiêu tiền

Quy chuẩn QCVN 28 : 2010/BGTVT về gương chiếu hậu

Lời nói đầu

QCVN 28 : 2010/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành theo Thông tư số 36/2010/TT-BGTVT ngày 01 tháng 12 năm 2010.

Quy chuẩn này được biên soạn trên cơ sở tiêu chuẩn Việt Nam số hiệu TCVN 6770 : 2001 được ban hành kèm theo quyết định số 46/2001/QĐ-BKHCNMT ngày 27 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ GƯƠNG CHIẾU HẬU XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY

National technical regulation on Rear-view mirrors of motorcycles and mopeds

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định về yêu cầu kỹ thuật và kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật đối với gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy (sau đây gọi tắt là gương).

1.2 Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, nhập khẩu gương, sản xuất lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy và các cơ quan, tổ chức liên quan đến việc thử nghiệm, kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật.

1.3 Giải thích từ ngữ

1.3.1 Gương chiếu hậu: Bộ phận được thiết kế dùng để quan sát phía sau.

1.3.2 Kiểu gương chiếu hậu: Các gương chiếu hậu được coi là cùng kiểu nếu có cùng nhãn hiệu, nhà sản xuất, dây chuyền sản xuất và không có sự khác biệt về các đặc tính kỹ thuật chính sau đây:

1.3.2.1 Kích thước và bán kính cong bề mặt phản xạ của gương;

1.3.2.2 Kết cấu, hình dáng hoặc vật liệu chế tạo gương và các bộ phận liên kết
với xe.

1.3.3 Bán kính cong trung bình r: Giá trị bán kính cong của bề mặt phản xạ
gương được xác định theo phương pháp được mô tả ở mục B.2, phụ lục B của quy chuẩn này.

1.3.4 Bán kính cong chính tại một điểm trên bề mặt phản xạ ri : Giá trị đo được bằng thiết bị nêu trong phụ lục B, đo trên cung tròn của bề mặt phản xạ theo hướng có kích thước lớn nhất của gương.

1.3.5 Bán kính cong chính tại một điểm trên bề mặt phản xạ r’i : Giá trị đo được bằng thiết bị nêu trong phụ lục B, đo trên cung tròn của bề mặt phản xạ theo hướng vuông góc với hướng có kích thước lớn nhất.

1.3.6 Bán kính cong tại một điểm trên bề mặt phản xạ rp : Giá trị trung bình cộng của các bán kính cong chính ri và r’i… tức là:

rp = \frac{ri\ +r'i}{2}

1.3.7 Vùng tâm của gương: Vùng được giới hạn bởi đường tròn nội tiếp bề mặt phản xạ.

1.3.8 Bán kính cong “c” các bộ phận của gương: Bán kính của cung đường tròn gần giống nhất với dạng cong của các bộ phận tương ứng.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1 Quy định kỹ thuật chung

2.1.1 Tất cả các gương phải điều chỉnh được vùng quan sát.

2.1.2 Mép của bề mặt phản xạ gương phải nằm trong vỏ bảo vệ (đế gương) và mép của vỏ bảo vệ phải có bán kính cong “c” có giá trị không nhỏ hơn 2,5 mm tại mọi điểm và theo mọi hướng.

Nếu bề mặt phản xạ nhô ra khỏi vỏ bảo vệ thì bán kính cong “c” của mép biên của phần nhô ra
không được nhỏ hơn 2,5 mm và phải di chuyển được vào phía trong của vỏ bảo vệ khi tác dụng một lực 50 N vào điểm ngoài cùng của phần nhô ra lớn nhất so với vỏ bảo vệ theo hướng vuông góc với mặt phản xạ gương.

2.1.3 Tất cả các bộ phận của gương phải có bán kính cong “c” không nhỏ hơn 2,5 mm.

Mép của các lỗ để lắp đặt hay là các chỗ lõm có chiều rộng nhỏ hơn 12 mm thì không cần phải áp dụng các yêu cầu về bán kính trên nhưng phải được làm cùn cạnh sắc.

2.1.4 Các bộ phận của gương chiếu hậu được làm bằng vật liệu có độ cứng không lớn hơn 60 Shore A thì không phải áp dụng các yêu cầu nêu trong 2.1.2 và 2.1.3.

2.2 Quy định về kích thước

2.2.1 Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2.

2.2.2 Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm.

2.2.3 Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm.

…………………………………..

Nội dung chi tiết mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung quy chuẩn.

Ngoài ra còn rất nhiều thông tin về pháp luật mới liên tục được Trường Tiểu học Thủ Lệ cập nhật trên chuyên mục Văn bản pháp luật các bạn có thể tham khảo thêm để nắm được những tin tức pháp luật mới nhất.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button