Hỏi Đáp

Yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ đối với công chức cấp xã

Hiện nay nhà nước đang thực hiện chủ trương tinh nhuệ, chính quy lực lượng cán bộ xã. Do đó, việc phải trau dồi thêm các bằng cấp, chức chỉ là điều đương nhiên.

Bạn đang xem: Yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ đối với công chức cấp xã

Trong bài viết này, Trường Tiểu học Thủ Lệ gửi đến bạn đọc “Yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ đối với công chức cấp xã” theo quy định tại Thông tư 13/2019/TT-BNV.

Yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ đối với công chức cấp xã

1. Công chức cấp xã gồm những ai?

Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP thì công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

  • Trưởng Công an.
  • Chỉ huy trưởng Quân sự.
  • Văn phòng – thống kê.
  • Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã).
  • Tài chính – kế toán.
  • Tư pháp – hộ tịch.
  • Văn hóa – xã hội.

Còn về việc bố trí số lượng công chức cấp xã hiện nay được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 13/2019/TT-BNV.

Theo đó, mỗi chức danh công chức cấp xã được bố trí từ 01 người trở lên, việc bố trí tăng thêm người ở một số chức danh công chức cấp xã phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng xã, phường, thị trấn (trừ chức danh Trưởng Công an xã và Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không vượt quá tổng số cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 92/2009/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP), cụ thể:

  • Đối với các xã, phường, thị trấn loại 1: tối đa 23 người.
  • Đối với các xã, phường, thị trấn loại 2: tối đa 21 người.
  • Đối với các xã, phường, thị trấn loại 3: tối đa 19 người.

2. Yêu cầu bằng cấp với công chức cấp xã

Căn cứ tiêu chuẩn của công chức cấp xã quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV và điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định: ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã trong từng kỳ tuyển dụng; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với từng chức danh công chức cấp xã về quản lý nhà nước, lý luận chính trị; ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số (đối với địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ).

Cụ thể, Công chức cấp xã cần các bằng cấp sau đây:

  • Đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn: Sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên.
  • Đối với các vùng địa bàn còn lại: Phải tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã.
  • Đối với công chức đã tuyển dụng trước ngày 25/12/2019 mà chưa đạt đủ tiêu chuẩn nêu trên thì trong thời hạn 05 năm kể từ ngày 25/12/2019 phải đáp ứng đủ theo quy định

3. Yêu cầu chứng chỉ với công chức cấp xã

Công chức cấp xã cần đáp ứng các điều kiện về chứng chỉ sau đây:

  • Chứng chỉ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và truyền thông
  • Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ.

4. Công chức cấp xã có phải có bằng đại học

Theo điểm c khoản 1 điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV, Công chức cấp xã phải đáp ứng được tiêu chuần về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã.

=> Công chức cấp xã có phải có bằng đại học.

5. Công chức cấp xã có phải thi nâng ngạch không?

Nếu muốn nâng ngạch thì công chức cấp xã phải tham gia thi tuyển theo quy định tại Điều 44 Luật Cán bộ, công chức 2008: việc nâng ngạch phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thông qua thi tuyển.

6. Điều kiện để công chức cấp xã được thi nâng ngạch

Điều kiện để công chức cấp xã được thi nâng ngạch

Khoản 14 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP, công chức phải đáp ứng các điều kiện sau thì mới được đăng ký dự thi nâng ngạch:

  • Được đánh giá, phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch;
  • Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
  • Không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc không trong thời gian đang xem xét xử lý kỷ luật;
  • Có ít nhất 01 năm giữ ngạch dưới liền kề với ngạch đăng ký dự thi tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký…Đồng thời, để được thành công nâng ngạch, công chức phải trải qua 02 vòng là thi trắc nghiệm trên máy tính hoặc trên giấy và thi chuyên môn, nghiệp vụ.

7. Chủ tịch xã có phải là công chức không?

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, theo đó:

Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

  • Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
  • Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
  • Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

=> Chủ tịch xã không phải là công chức mà là cán bộ

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan “Yêu cầu bằng cấp chứng chỉ đối với công chức cấp xã”. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Cán bộ công chức, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

  • Lương tháng 20 triệu đóng thuế bao nhiêu?
  • Lương 15 triệu đóng thuế bao nhiêu?
  • Chế độ nghỉ phép của quân nhân chuyên nghiệp 2021
  • Thủ tục đòi bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông 2021

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button