Giáo DụcLớp 10

Phân tích Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Trường Tiểu học Thủ Lệ giới thiệu đến các em tài liệu văn mẫu Phân tích Chùm thơ hai-cư Nhật Bản. Bên cạnh bài giảng Chùm thơ hai-cư Nhật Bản, Trường Tiểu học Thủ Lệ còn hệ thống những kiến thức trọng tâm về tình yêu cuộc sống là tình yêu quê hương đất nước, tình yêu con người và đó là giá trị nhân sinh trong thơ của Ba-sô cũng như gợi ý cho các em dàn bài chi tiết để các em dựa trên sự hiểu biết, kiến thức đã học có thể tự mình hoàn thành bài viết theo cách nhìn nhận của riêng mỗi cá nhân. Chúc các em có thêm một tài liệu bổ ích.

Bạn đang xem: Phân tích Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

PHÂN TÍCH CHÙM THƠ HAI-CƯ NHẬT BẢN

1. Sơ đồ gợi ý

2. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài:

  • Thơ hai cư là thể loại thơ truyền thống Nhật Bản.
  • Đây là thể thơ ngắn nhất thế giới chỉ có mười bảy âm tiết. Trong tiếng Nhật, mười bảy âm tiết đó được viết thành một hàng.
  • Đậm chất lãng mạn, trữ tình.

b. Thân bài:

Bài 1: Các bài thơ hai cư của Ba-sô vốn không có nhan đề, người đọc gọi tên bài thơ bằng những hình ảnh ấn tượng trong bài, như bài thơ này quen gọi là con quạ:

“Trên cành khô
Chim quạ đậu
Chiều thu”.

Bài thơ được sáng tác vào năm 1679 khi Ba-sô ba mươi năm tuổi. Tác giả sử dụng quý ngữ chỉ chiều thu kết hợp với hình ảnh cành khô gợi sự trơ trụi, không lá vàng và cũng không có chồi non.

Bài 2: Không còn là bức tranh thủy mạc đơn sơ nữa, tất cả những âm thanh của tiếng chuông như kéo người đọc đến một không gian khác:

“Hoa đào
Như áng mây sa
Chuông đề U-ê-nô vang vọng
hay đền A-sa-cư-sa”.

Sử dụng quý ngữ hoa anh đào chỉ mùa xuân của Nhật Bản, vẻ đẹp của thiên nhiên.

Bài 3: Tâm trạng cô đơn và trống vắng thể hiện nỗi niềm thầm kín. Cảnh tượng đó cảm giác được thưởng ngoạn cái đẹp, hòa tan với tâm trạng cô đơn.

“Cây chuối trong gió thu
Tiếng mưa rơi tí tách vào chậu
Ta nghe tiếng đêm”

Cây chuối là một loại chuối của Nhật Bản, tượng trưng cho sự trong sáng.

Bài 4: Viết nhiều về mùa xuân và được mệnh danh là “thi sĩ của mùa xuân”:

“Gần xa đâu đây
Nghe tiếng thác chảy
Lá non tràn đầy”.

“Thác” là biểu tượng cho sức mạnh của mùa xuân, là biểu hiện của sự sống.

Bài 5: Cảm thức thẩm mĩ của ông thiên về Karumi (trong trẻo, nhẹ nhàng) và mềm mại trữ tình.

“Dưới mưa xuân lất phất
Áo tơi và ô
Cùng đi”.

Tác giả sử dụng quý ngữ mưa xuân, thơ Bu-sôn hay viết về mùa xuân, một thứ mưa xuân nhẹ nhàng và tươi tốt. Đây là khoảng thời gian sự vật bung tỏa ra một nguồn sinh khí mới.

Bài 6: Vừa là vẻ đẹp của tự nhiên, hình ảnh con người rộn ràng và cũng là cái nhìn tinh tế của thi nhân.

“Hoa xuân nở tràn
Bên lầu du nữ
mua sắm đai lưng”

Ở Nhật Bản, mùa xuân về thì hoa anh đào nở. Tác giả miêu tả cảnh thiên nhiên đẹp đẽ và hài hòa.

c. Kết bài

  • Tình yêu cuộc sống là tình yêu quê hương đất nước, tình yêu con người và đó là giá trị nhân sinh trong thơ của Ba-sô.
  • Dù là nhà thơ nào nhưng cũng có những đóng góp cho thơ hai-cư truyền thống của Nhật Bản.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1:

Ta đã nghe đâu câu nói: “Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng… Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái, nhỏ nhen mà độc hại”. Thật vậy, nghệ thuật thơ ca sinh ra từ cái nôi đời sống nhưng lại phát triển trong tâm hồn của con người. Cùng với sự phát triển ấy, thơ nuôi dưỡng và giáo dục con người ta theo đúng cái nghĩa nhân văn của nghệ thuật. Thơ mang vẻ đẹp tinh xảo của nghệ thuật ngôn từ, tuy nhiên thơ không chỉ là vậy! Con chữ không thể là cái xác khô nằm “yên nghỉ” trên trang giấy; mà thơ phải sống trong lòng độc giả, gieo vào đó hạt giống của những điều tốt đẹp. Chứ thơ không thể “chết” trên trang giấy và để lại nơi tâm hồn con người ta sự đen tối, độc hại và điêu tàn. Tất cả những điều ấy như thể đang nói về thơ Haiku-giai điệu đã ngân vang hàng thế kỉ qua ở xứ sở hoa anh đào.

Thơ là một thể loại văn học nảy sinh rất sớm từ đời sống con người, “thi”“nhân” ở giữa vòng liên đới không thể nào tách rời khỏi nhau, nó giống như một mối quan hệ cho dù người ta có cố gắng giằng xé đến đâu thì thơ với đời sống vẫn quấn quýt không rời. Trong cuộc “hôn phối” kéo dài cả thiên thu ấy thơ đã “chăm sóc” con người ta bằng sự nhận thức đối với cuộc sống, khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc suy nghĩ cụ thể, vừa gián tiếp qua những liên tưởng, tưởng tượng phong phú và bằng cả sự rung động của ngôn từ giàu tính nghệ thuật. Đi vào trong kho tàng văn hoá Á Đông vĩ đại, giàu sang và trở thành một tài sản vô giá của nền văn hóa Nhật Bản theo một cách rất riêng, thơ Haiku là kết tinh nhiều giá trị văn hóa tinh thần của người Nhật nói riêng và người phương Đông nói chung. Xuất hiện vào khoảng thế kỉ XVII và thịnh hành vào thời kỳ Edo những năm 1603-1867 thơ Haiku mang hơi thở của Thiền tông, in đậm dấu ấn của thế giới u huyền, thoát tục, đồng thời chứa đựng trong mình bức tranh thiên nhiên rộng lớn với những âm thanh màu sắc đặc trưng cho bốn mùa, được thể hiện dưới một hình thức ngắn gọn, cô đọng.

Linh hồn của văn học Nhật Bản không phô trương, hoa mỹ về mặt hình thức bởi mỗi bài thơ chỉ vỏn vẹn 17 âm tiết. Tuy vậy, sức chứa về mặt tư tưởng, triết lí nhân sinh của thơ Haiku lại vô cùng sâu và rộng. Nhà thơ Tago từng nhận xét về thơ Haiku: “Nhà thơ chỉ giới thiệu đề tài, rồi bước tránh sang bên”. Chẳng cần phải nói nhiều bởi tâm hồn con người ta là phong phú, hãy để bạn đọc tự vẽ ra thế giới mà họ mong muốn. Thơ thiên về gợi hơn là miêu tả và diễn giải. Sức sống và sự hấp dẫn của Thơ Hai -cư nằm ở khả năng kiệm lời mà vẫn khơi gợi nhiều cảm xúc suy nghĩ. Tưởng chừng như cô đọng làm thơ Haiku thêm nặng nề, nhưng không! Thơ Haiku lại nhẹ nhàng, bay bổng đến kì lạ. Sự nhẹ nhàng ấy đến từ tâm hồn yêu thiên nhiên, muốn hoà hợp với đất trời được thể hiện qua “quý từ” chỉ mùa mà bài thơ Haiku nào cũng có.

—(Để xem tiếp nội dung của Bài văn mẫu số 1 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào Trường Tiểu học Thủ Lệ để tải về máy)—

Cũng như bao thể thơ khác, thơ Haiku đến với văn hoá của người Nhật như một mối cơ duyên trùng phùng vậy. Thơ bắt nguồn từ đời sống, đi qua những chặng đường dài để đến với độc giả và sau cùng lại trở về với đời sống với một vai trò là một “người mẹ” chứ không phải là một “đứa con” như thuở trước. Thơ trở về “đất mẹ” với trọng trách cao cả là giáo dục và tái tạo lại con người và xã hội. Cho nên trong quá trình “mở đường” cho thơ quay trở lại độc giả cần “mở lòng” đón nhận thơ bằng tất cả những gì mình có. Khoan đổ lỗi cho nhà thơ sáng tác tệ, khoan đổ lỗi cho bài thơ không hay, hãy tự xem rằng bản thân đã nâng tâm hồn lên gần với thi sĩ hay chưa? Đã góp công vào quá trình đồng sáng tạo nghệ thuật hay chưa? Khi đã ý thức được điều ấy, hãy để thi ca, nghệ thuật trở về với cuộc đời.

Người Nhật thực sự đã mở ra một con đường trải đầy những cánh anh đào cho thơ Haiku xuất hiện vào bốn thế kỉ trước quay trở lại với đời sống của người dân Nhật Bản, hơn thế con đường ấy đưa thơ Haiku đi vào ngôi đền của những điều vô giá.

Cho đến ngày nay, thơ Haiku Nhật Bản vẫn lôi cuốn người đọc nhiều nước trên thế giới bởi nội dung phong phú và nghệ thuật đặc sắc của nó. Đồng thời thể thơ này vẫn được nhiều người bắt chước sáng tác, nhưng không ai có thể vượt qua được thơ haiku Nhật Bản với những thi hào nổi tiếng. Thơ haiku là sản phẩm tinh thần riêng của người Nhật là niềm tự hào của đất nước Phù Tang, của xứ sở hoa anh đào.

Vừa rồi, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã giới thiệu đến các em sơ đồ tư duy, dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Chùm thơ hai-cư Nhật Bản. Mong rằng, với tài liệu này, các em sẽ nắm được những nội dung chính của tác phẩm, ôn tập và củng cố, mở rộng những kiến thức đã học. Chúc các em có thêm tài liệu hay để tham khảo.

Bên cạnh đó, các em có thể xem thêm Bài giảng Chùm thơ hai-cư Nhật Bản và hướng dẫn Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản để nắm vững hơn kiến thức về loại thể văn học. Hơn nữa, với tài liệu trên, Trường Tiểu học Thủ Lệ mong rằng các em sẽ có thêm một tài liệu hay hỗ trợ tốt các em trong quá trình học tập và mở rộng kiến thức. 

-MOD Ngữ văn Trường Tiểu học Thủ Lệ (tổng hợp và biên soạn)

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button