Giáo DụcLớp 10

Phân tích bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu

Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức bài học Lầu Hoàng Hạc trong chương trình Ngữ văn 10, Trường Tiểu học Thủ Lệ mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu Phân tích bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu dưới đây. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay và thú vị.

Bạn đang xem: Phân tích bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu

A. Sơ đồ gợi ý

Sơ đồ tư duy Phân tích bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Thôi Hiệu và bài thơ Lầu Hoàng Hạc
  • Dẫn dắt vào vấn đề

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Hoàn cảnh sáng tác:
      • Tác giả đến thăm Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc và ghé lầu Hoàng Hạc. Cảnh vật xung quanh khơi gợi trong ông một nỗi buồn thấm thía mơ hồ thấm vào cõi lòng khiến ông đã xúc cảm viết bài thơ này.
      • Quan sở tại đã cho khắc bài thơ lên vách lầu Hoàng Hạc. Sau này, tương truyền có lần thi nhân Lí Bạch đến lầu Hoàng Hạc, toan cầm bút đề thơ, nhưng không sao viết được vì đã có bài thơ của Thôi Hiệu
    • Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật
    • Bố cục:
      • Bốn câu thơ đầu: Hoài niệm quá khứ
      • Bốn câu thơ sau: Sự thất vọng trước hiện tại và nỗi lòng buồn nhớ quê hương.
    • Chủ đề: Bài thơ thể hiện tâm trạng u hoài trước thời thế của tác giả.
  • Phân tích
    • Hai câu đề:
      • Nhắc lại huyền thoại về nguồn gốc của lầu Hoàng Hạc từ xa xưa.
      • Trải qua bao tang thương dâu bể, giờ đây lầu Hoàng Hạc đứng chơ vơ, cô quạnh bên bãi vắng sông trôi khiến thi nhân chạnh lòng nhớ cổ thương kim.
    • Hai câu thực:
      • Hình ảnh hạc vàng gắn liền với khung cảnh thần tiên. Hạc vàng bay mất không bao giờ quay trở lại mang theo tất cả những gì là huyền ảo nhất, thơ mộng nhất của lầu Hoàng Hạc.
      • Chỉ còn mây trắng vẫn bay giống như ngàn năm trước. Khung cảnh được miêu tả bằng cảm xúc ngậm ngùi, nuối tiếc của nhà thơ. Nhà thơ chìm đắm trong tâm trạng hoài cổ, giữa không gian tịch mịch cô liêu.
    • Hai câu luận:
      • Thiên nhiên đẹp như một bức tranh sơn thủy với đường nét, màu sắc hài hoà: nắng chiếu trên hàng cây trên bến Hán Dương; màu xanh mướt của thảm cỏ non trên bãi xa Anh Vũ.
      • Nghệ thuật miêu tả tinh tế, điêu luyện, chỉ vài nét phác họa mà thể hiện được thần thái của cảnh vật (thi trung hữu họa).
    • Hai câu kết:
      • Hình ảnh Trên sông khói sóng là tác nhân gợi nỗi nhớ đau đáu khôn nguôi trong lòng nhà thơ. Khung cảnh chập chờn, mông lung của cảnh vật rất phù hợp với tâm trạng ấy (xúc cảnh sinh tình).
      • Cái hay của hai câu kết tụ lại ở từ “sầu” là nhãn tự, thần tự của bài thơ.

c. Kết bài

  • Nêu cảm nhận, đánh giá chung, khẳng định những nét đẹp của bài thơ
  • Những suy nghĩ riêng của cá nhân, những điều tâm đắc về bài thơ

Bài văn mẫu

​Đề bài:  Phân tích bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu

Gợi ý làm bài

Thôi Hiệu sinh ra và lớn lên vào những nam sơ – thịnh Đường, tính tình phóng khoáng, thích đi ngao du sơn thuỷ. Một lần đến chơi thành Vũ Xương, tĩnh Hồ Bắc, Thôi Hiệu lên ngắm lầu Hoàng Hạc. Cảnh vật xung quanh vào tầm mắt, nhà thơ cảm thấy có một nỗi buồn thấm thía mơ hồ thấm vào cõi lòng. Ông xúc cảm viết bài Hoàng Hạc lâu, khiến mọi người cảm phục. Quan sở tại đã cho khác bài thơ lên vách lầu Hoàng Hạc. Sau này, tương truyền có lần thi tiên Lá Đạch đến lầu Hoàng Hạc, toan cầm bút đề thơ, nhưng không sao viết được vì đã có thơ Thôi Hiệu đầy rồi.

Bài thơ này đã lưu luyến ở Việt Nam từ rất lâu và được một số người chuyển dịch sang tiếng Việt. Trong đó, có lẽ thành công hơn cả là bản dịch đầy tài hoa của nhà thơ Tản Đà:

—Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến—

Bốn câu thơ cuối đưa người đọc từ sự suy tư, đắm chìm trong những cảm xúc đầy triết lí trở lại với cuộc sống thực – để ngắm nhìn hàng cây, bãi cỏ, để cùng băn khoăn một nỗi băn khoăn trần thế – Nhật mộ hương quan là xứ thị – Chiều tối rồi, què hương ở nơi đâu? Bức tranh thiên nhiên trong hai câu 5 và 6 hiện lên với những chi tiết thực, hàng cây đất Hán Dương soi bóng rõ mồn một xuống lòng sông tạnh, bãi Anh Vũ cỏ thơm mơn mởn xanh tươi. Cảnh sắc tươi tắn, bình dị và giàu sức sống khiến cho bài thơ miêu tả một di tích, một cổ lâu mà vẫn gần gũi cuộc đời thực tại.Hai câu kết đưa người đọc trở lại với nỗi trăn trở và cảm xúc của một người khách xa nhà. Điệu văn ở câu 5 và 6 chậm lại và đi song song với nhau nghiêm trọng, tề chinh và tiếp tục nặng nề đi đến câu cuối bài tận cùng bằng vần trầm tĩnh thay duy nhất (sầu) diễn tả mỗi sầu miên man, dằng dặc đến vô cùng (Trần Trung San).

Bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu là bài thơ hay vì âm điệu uyển chuyển nhịp nhàng, lúc mau, lúc khoan, khi bổng khi trầm như ru hồn người ta theo với ấm ba của những vần trong bài thơ. Bìa thơ có bổn vần bàng (lầu, du, cháu, sầu). Vần trầm bình thanh (sầu) ở cuối cùng, sau ba vần đều là phá bình thanh (lâu, du, châu), nối tiếp nhau, diễn tả được mối sầu triền miên, nặng nề, bát tận của người khách xa nhà trước cảnh khó mây mịt mùng. Tài hoa sáng tạo âm điệu của tác giả dồn lại trong bốn câu thơ đầu với nhiều nét độc đáo. Bài Hoàng Hạc lâu còn đặt ra nhiều thi đề thường trở đi trở lại trong thơ ca cổ Trung Quốc: cái vô cùng và cái hữu hạn, tỉnh và cảnh, quá khứ và hiện tại, cảnh tiên và cõi tục cái còn và cái mất. Đấy chính là sự thâm thuý, hàm súc của tác giả. Trong thế song hành của hai nửa bài thơ, nửa đầu nặng về sự phô diễn cảm xúc bàng hoàng, ngẩn ngơ, đau đớn, triền miền suy tư về quá khứ. Nửa cuối quy lại với hiện thực trần gian: hàng cây, bãi cỏ và mây khói mịt mùng trên dòng sông gợi nhớ một miền quê xa vắng. Cảm xúc ở đây giàu chất nhân bản lành mạnh khiến bài thơ đọng lại mãi trong tâm hồn bao thế hệ bạn đọc.

HI vọng, tài liệu trên đã mang đến cho các em những kiến thức hay và cần thiết về bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu. Chúc các em có thêm bài văn mẫu hay và thú vị từ tài liệu Phân tích bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu trên.

–MOD Ngữ văn Trường Tiểu học Thủ Lệ (tổng hợp và biên soạn)

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button