Giáo DụcLớp 12

Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông là một bản tình ca mơ mộng, trữ tình, đắm say mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết về sông Hương. Bài bút kí cũng là một trong những kiến thức trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ cùng các em phân tích bài bút kí này để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Mong rằng các em sẽ gặt hái được nhiều kiến thức từ tài liệu này! Ngoài ra, để củng cố những kiến thức cần đạt về văn bản này, các em có thể tham khảo bài giảng Người lái đò sông Đà.

Bạn đang xem: Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường mời các em tham khảo video bài giảng hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng giúp các em nắm được dáng vẻ sông Hương từ giữa lòng Trường Sơn cho đến khi chảy về biển cả. Trên hành trình đó, sông Hương đã bộc lộ vẻ đẹp đa dạng và gợi cảm của nó, đặc biệt là khi chảy qua thành phố Huế. Thông qua đây giúp các em cảm nhận được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho quê hương và cho dòng sông Hương. Bài giảng nhằm cung cấp cho các em hệ thống cơ sở lý luận để tiến hành viết bài văn phân tích tác phẩm được hoàn chỉnh và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!

A. Sơ đồ gợi ý

Sơ đồ tư duy - Phân tích bút kí

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường (nhà văn chuyên viết về bút kí), tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (một bài bút kí xuất sắc)
  • Dẫn dắt và đi vào phân phân tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

b. Thân bài

  • Khái quát chung:
    • Hoàn cảnh sáng tác – xuất xứ: viết tại Huế, ngày 4-1-1981, in trong tập sách cùng tên.
    • Vị trí đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông” trong SGK, là phần thứ nhất trong toàn bộ bút kí cùng tên.
    • Ý nghĩa nhan đề: khẳng định vẻ đẹp biến ảo của con sông cũng đẹp như chính cái tên của nó. Đây cũng là dụng ý nghệ thuật của nhà văn nhằm đi vào miêu tả, ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông Hương gắn với xứ Huế thơ mộng – cổ kính. Nhan đề còn thể hiện tất cả lòng yêu mến, trân trọng đến nỗi ngỡ ngàng bật lên câu hỏi như một giây phút cảm xúc vỡ òa, thăng hoa tạo nên những dòng bút kí say đắm, hào hoa.
  • Nội dung cần làm rõ:
    • Vẻ đẹp sông Hương nhìn từ góc độ cảnh quan thiên nhiên: gắn với thủy trình sông Hương.
    • Ở nơi khởi nguồn
      •  Sông Hương tựa như bản trường ca của rừng già với nhiều tiết tấu hùng tráng.
      • Sông Hương nơi thượng nguồn như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại
      • Ra khỏi rừng sông Hương nhanh chóng biến đổi hình hài, mang vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ.
    • Ở ngoại vi thành phố Huế
      • Tại cánh đồng Châu Hóa, sông Hương như người gái đẹp nằm ngủ mơ màng.
      • Sau khi ra khỏi vùng núi: sông Hương chuyển dòng liên tục trông thật mềm mại, duyên dáng.
      • Vẻ đẹp trầm mặc khi qua lăng tẩm, mang niềm kiêu hãnh âm u được phong kín trong những rừng thông và bừng tươi tắn, trẻ trung khi gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ.
    • Đến giữa thành phố Huế:
      • Vui tươi hẳn lên mà không ồn ào, bừng sáng mà không chói chang
      • Sông Hương tỏa thành nhiều nhánh như những cánh tay ôm ấp phố thị. Sông hương trở nên lững lờ đầy tâm trạng.
    • Trước khi từ biệt Huế: Sông Hương như một người tình dịu dàng và chung thủy
    • Sông Hương nhìn từ góc độ lịch sử, thơ ca, âm nhạc và bản sắc văn hóa Huế.
      • Từ góc độ lịch sử: bản hùng ca ghi dấu những thế kỉ vinh quang, mang sức mạnh quật cường của dân tộc.
      • Từ góc độ thơ ca: Sông Hương đầy biến ảo, gợi thi hứng, cảm xúc cho biết bao nghệ sĩ
      • Từ góc độ âm nhạc: Sông Hương trở thành người tài nữ đánh đàn
      • Từ góc độ bản sắc văn hóa Huế:  mang đậm bản sắc văn hóa Huế, mang những dáng hình rất đặc trưng Huế.
  • Nghệ thuật
    • Văn phong tao nhã, tinh tế, tài hoa
    • Ngôn từ phong phú, gợi hình, gợi cảm, câu văn giàu nhạc điệu
    • Các biện pháp tu từ được sử dụng một cách hiệu quả: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ

c. kết bài

  • Khẳng định tài năng của tác giả và vẻ đẹp của bút kí
  • Mở rộng vấn đề (bằng liên tưởng của bản thân)

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Gợi ý làm bài

“Đã đôi lần đến với xứ Huế mộng mơ tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt vẻ đẹp/ Huế chẳng bao giờ có được nét dịu dàng pha lẫn trầm tư”.

Đúng như lời bài hát, vẻ đẹp Huế mang nhiều nét đẹp phong phú trong con mắt của người thi sĩ, đúng như Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sáng tạo nên tác phẩm với nhiều nét đẹp trong tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông.

Để ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông Hương, tác giả đã thể hiện một cái nhìn sâu sắc về thiên nhiên và con người của vùng xứ Huế mộng mơ, với nhiều nét đẹp phong phú, thiên nhiên của dòng sông xứ Huế được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, nó thể hiện một nét đẹp điển hình qua cách nhìn về văn hóa, cội nguồn lịch sử và giá trị trong chính tác phẩm. Giá trị đó đã mang lại cho người đọc một cái nhìn sâu sắc về thiên nhiên và con người ở nơi đây.

—Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến—

Dòng sông Hương còn được nhìn nhận qua vẻ đẹp văn hóa, với những làn điệu của âm nhạc, sự tươi tắn, và căng tràn trong con mắt của người thi sĩ, cái nhìn đó đã mang lại cho người đọc nhiều cảm xúc riêng, nó thể hiện qua phong tục tập quán, và hòa mình vào những vẻ đẹp của các thi nhân xưa, chính những lý do đó mà vẻ đẹp Huế luôn thu hút được cái nhìn của con người. Dòng sông Hương cũng được thể hiện qua chiều dài lịch sử, đây là dòng sông anh hùng, dòng sông đã từng gắn bó và kiên cường bất khuất trước kẻ thù xâm lược.

Bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mang lại cho người đọc nhiều cảm xúc, và giá trị riêng, nó mang nhiều nét điển hình qua cách sáng tạo đầy nghệ thuật và sự sáng tạo của chính tác giả về vùng đất đã từng là nơi sinh ra và lớn lên của mình.

Trên đây là tài liệu phân tích về bài bút kí “Ai đã tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tài liệu đã hệ thống những kiến thức trọng tâm bằng sơ đồ tư duy, cung cấp những dẫn chứng cụ thể bằng dàn ý chi tiết và bài văn mẫu để các em đọc tham khảo. Hy vọng tài liệu trên sẽ trở thành tư liệu nằm trong hành trang ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. Ngoài ra, các em có thể tham khảo bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông để củng cố toàn bộ kiến thức đã học. Chúc các em có một kế hoạch ôn thi hiệu quả!

— MOD Ngữ văn Trường Tiểu học Thủ Lệ (tổng hợp và biên soạn)

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button