Hỏi Đáp

Phân biệt xóa tên Đảng viên và khai trừ Đảng viên?

Khi nào thì áp dụng hình thức xóa tên khỏi Đảng, khi nào thì áp dụng khai trừ Đảng. Hai hình thức trên khác nhau về ý nghĩa như thế nào? Sau khi xóa tên hoặc khi trừ thì sau đó có được kết nạp lại không? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây của Trường Tiểu học Thủ Lệ để hiểu rõ hơn.

Bạn đang xem: Phân biệt xóa tên Đảng viên và khai trừ Đảng viên?

Contents

1. Xóa tên Đảng viên

Theo quy định tại Điều 8 Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 thi hành Điều lệ Đảng thì trường hợp xóa tên đảng viên gồm:

– Đảng viên bỏ sinh hoạt đảng trong 03 tháng mà không có lý do chính đáng

– Đảng viên không đóng đảng phí 03 tháng trong năm mà không có lý do chính đáng;

– Đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự hủy thẻ đảng viên;

– Đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ;

– Đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên;

– Đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.

2. Khai trừ Đảng viên

Theo quy định tại Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 thì Đảng viên vi phạm ở mà gây ra hậu quả nghiêm trọng trong những lĩnh vực sau sẽ bị xử lý kỷ luật khai trừ:

– Vi phạm về quan điểm chính trị và chính trị nội bộ;

– Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ;

– Vi phạm các quy định về bầu cử;

– Vi phạm về tuyên truyền, phát ngôn;

– Vi phạm trong công tác tổ chức, cán bộ;

– Vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước;

– Vi phạm trong công tác phòng, chống tội phạm;

– Vi phạm hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán;

– Vi phạm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo;

– Vi phạm các quy định về phòng, chống tham nhũng, lãng phí;

– Vi phạm các quy định trong đầu tư, xây dựng;

– Vi phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng;

– Vi phạm trong quản lý, sử dụng các loại quỹ hỗ trợ, tài trợ, nhân đạo, từ thiện;

– Vi phạm trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội;

– Vi phạm quy định về đất đai, nhà ở;

– Vi phạm về quản lý, cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ;

– Vi phạm quy định về lập hội và hoạt động của hội; biểu tình, tập trung đông người gây mất an ninh, trật tự;

– Vi phạm quy định về hôn nhân và gia đình;

– Vi phạm quy định về kết hôn với người nước ngoài;

– Vi phạm quy định về quan hệ với tổ chức, cá nhân người nước ngoài;

– Vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình;

– Vi phạm quy định về đạo đức nghề nghiệp trong ngành Y tế;

– Vi phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành;

– Vi phạm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ;

– Vi phạm về tệ nạn xã hội;

– Vi phạm về bạo lực gia đình;

– Vi phạm về đạo đức, nếp sống văn minh;

– Vi phạm về tín ngưỡng, tôn giáo.

==> Cả 2 hình thức xóa tên Đảng viên và khai trừ Đảng viên đều là hình thức xử lý Đảng viên có hành vi vi phạm. Tuy nhiên các trường hợp bị xóa tên Đảng viên được quy định ít hơn so với hình thức khai trừ. Hình thức khai trừ nặng hơn hình thức xóa tên. Đảng viên vi phạm đến mức khai trừ thì phải khai trừ, không áp dụng hình thức xóa tên.

Tuy nhiên dù là Đảng viên bị áp dụng hình thức kỷ luật xóa tên hay khai trừ thì đều có thể được kết nạp lại nếu có thời gian phấn đấu, sửa chữa tốt. Và thời gian để được kết nạp lại là ít nhất sau 36 tháng kể từ ngày ra khỏi Đảng riêng đối với trường hợp vi phạm hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xóa án tích mới có thể được kết nạp lại.

3. Phân biệt xóa tên Đảng viên và khai trừ Đảng viên

STT

Tiêu chí

Xóa tên Đảng viên

Khai trừ Đảng viên

1

Căn cứ pháp lý

Quy định 29-QĐ/TW

Quy định 102-QĐ/TW

2

Bản chất

Là một hình thức xử lý Đảng viên vi phạm

Là một hình thức xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm

3

Các trường hợp

– Đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng;

– Đảng viên không đóng Đảng phí 03 tháng trong năm mà không có lý do chính đáng;

– Đảng viên tự ý trả thẻ Đảng viên hoặc tự hủy thẻ Đảng viên;

– Đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ Đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ;

– Đảng viên 02 năm liền vi phạm tư cách Đảng viên;

– Đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.

Vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng các hành vi về:

– Quản lý, cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ;

– Hôn nhân và gia đình; chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; bạo lực gia đình;

– Kết hôn với người nước ngoài; quan hệ với tổ chức, cá nhân người nước ngoài;

– Trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ;

– Tệ nạn xã hội; về đạo đức, nếp sống văn minh…

4

Kết nạp lại

Đảng viên đã bị xóa tên, nếu trước đây tự bỏ sinh hoạt Đảng thì không được xem xét, kết nạp lại.

Đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình sau đó lại tiếp tục vi phạm thì không được xem xét, kết nạp lại (theo Điều 3 Quy định 05 năm 2018).

4. Thủ tục và điều kiện kết nạp lại vào Đảng

Việc kết nạp lại vào Đảng được quy định tại Điều 4 Quy định 29 QĐ-TW thi hành điều lệ Đảng 2016 như sau:

“Điều 4: Giới thiệu và kết nạp người vào Đảng

3.5- Về kết nạp lại người vào Đảng

3.5.1- Người được xét kết nạp lại phải có đủ các điều kiện sau:

a) Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng.

b) Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xóa án tích), làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp ủy có thẩm quyền (huyện ủy và tương đương) xem xét, quyết định.

c) Thực hiện đúng các thủ tục nêu ở các Khoản 1, 2, 3 Điều 4 Điều lệ Đảng.

3.5.2- Đối tượng không xem xét kết nạp lại.

Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.

3.5.3- Chỉ kết nạp lại một lần.

3.5.4- Những đảng viên được kết nạp lại phải trải qua thời gian dự bị.”

Như vậy dù là Đảng viên bị áp dụng hình thức kỷ luật khai trừ hay hình thức xử lý xóa tên thì đều có thể được kết nạp lại nếu có thời gian phấn đấu, sửa chữa tốt. Và thời gian để được kết nạp lại là ít nhất sau 36 tháng kể từ ngày ra khỏi Đảng riêng đối với trường hợp vi phạm hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xóa án tích mới có thể được kết nạp lại.

Tuy nhiên cần lưu ý trong trường hợp người bị xóa tên khỏi danh sách Đảng viên vì lý do tự bỏ sinh hoạt đảng thì sẽ không được xem xét kết nạp lại.

Mời các bạn tham khảo thêm:

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button