Giáo DụcLớp 8

Phân tích tâm trạng của con hổ trong bài thơ Nhớ rừng | Văn mẫu lớp 8

Dưới đây, Hoc247 xin giới thiệu với quý thầy cô và các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 8 tư liệu văn mẫu phân tích tâm trạng của con hổ trong bài thơ Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ. Tài liệu giúp thầy cô có thêm tư liệu ra đề thi cũng như ôn luyện cho các em. Đồng thời, giúp các em học sinh rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học được nhuần nhuyễn và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng tham khảo!

Bạn đang xem: Phân tích tâm trạng của con hổ trong bài thơ Nhớ rừng | Văn mẫu lớp 8

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

phân tích tâm trạng con hổ trong Nhớ rừng của Thế Lữ

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu bài thơ và hình tượng con hổ.
    • Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ được viết năm 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” (1935). “Nhớ rừng” là một trong những bài thơ vào hàng kiệt tác của Thế Lữ và của cả phong trào thơ mới.
    • Con hổ là hình tượng trung tâm của bài thơ. Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú, tác giả diễn tả niềm khao khát tự do mãnh liệt và tâm sự yêu nước của con người những ngày nô lệ.

b. Thân bài

  • Tâm trạng của con hổ trong cảnh giam cầm ở vườn bách thú
    • Niềm căm uất “gậm một khối căm hờn trong cũi sắt” và nỗi ngao ngán “nằm dài trông ngày tháng dần qua” (đoạn 1).
    • Tâm trạng chán trường và thái độ khinh biệt trước sự tầm thường, giả dối ở vườn bách thú (đoạn 4).
  • Nỗi “nhớ rừng” da diết không nguôi của con hổ ( đoạn 2, 3 và 5)
    • Con hổ nhớ cảnh nước non hùng vĩ với tất cả những gì lớn lao, dữ dội, phi thường.
    • Con hổ nhớ tiếc về một “thuở tung hoành hống hách những ngày xưa” đầy tự do và uy quyền của chúa sơn lâm.

c. Kết bài

  • Tâm trạng của con hổ là một ấn dụ thể hiện một cách kín đáo tâm trạng của tác giả, cũng là tâm sự yêu nước của những người Việt Nam thuở ấy: họ chán ghét cảnh sống tù túng, tầm thường của thực tại nô lệ và khao khát tự do.
  • Tâm trạng ấy đã làm nên giá trị và sức sống lâu bền của bài thơ.

Bài văn mẫu

Đề bài: Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận văn học phân tích tâm trạng của con Hổ trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.

Gợi ý làm bài

       Nhớ rừng là một bài thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Nó cũng là một bài in được dấu ấn đậm và bền trong nhiều thế hệ bạn đọc . Tác giả của nó – thi sĩ Thế Lữ, là một nhà thơ tài năng, người có công đầu trong phong trào Thơ mới. Có thể nói ông đã nhập thân hoàn toàn vào hình tượng con hổ trong bài, mượn con hổ để bộc lộ tâm sự của một thanh niên trí thức trước cuộc đời tù túng, nô lệ.

       Một khía cạnh rõ nét của tâm sự ấy, là nỗi “tủi nhục” vì hiện trạng của thân phận:

“Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,

Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,

Chịu chung bầy cùng bọn gấu dở hơi,

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.”

Nỗi tủi nhục đến cao độ, chuyển thành phẫn uất, căm hờn. Bị mất tự do trong “cũi sắt”, đành bất lực “nằm dài trông ngày tháng dần qua”, lại còn bị “lũ người kia”, tác giả muốn ám chỉ ai đây? Phải chăng bọn thực dân người nước ngoài xa lạ nhào cợt, khinh thường:

— Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Trường Tiểu học Thủ Lệ để dowload tài liệu về máy —

“… những đêm vùng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

… những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm cảnh giang sơn ta đổi mới?

… những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca, giấc ngủ ta tưng bừng?”

Những kỉ niệm mới lộng lẫy, hùng vĩ, nên thơ nên nhạc biết bao!

       Có thể nói Thế Lữ đã chứa chất vào lời con hổ trong vườn này tâm sự của các thế hệ cùng lứa với nhà thơ. Và cũng không riêng gì một thế hệ. Ai là người Việt Nam còn chút lòng yêu nước, còn biết nghĩ, mà chẳng cảm nhận xót xa nỗi hờn mất nước? Ai đã từng đọc qua lịch sử dân tộc, có ít nhiều ý thức về nền “văn hiến” “đã lâu của đất nước, mà chẳng ngán ngẩm với thứ văn minh hào nhoáng pha tạp thời thực dân?” Người Việt Nam chưa mất gốc nào mà chẳng ủ ấp hi vọng được “thênh thang (…) vùng vẫy”, được “ngự trị” trên “nước non hùng vĩ” của mình, tương tự chú hổ ở vườn thú kia vẫn không nguôi “giấc mộng vàng to lớn” của nó.

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn nghị luận phân tích tâm trạng của con Hổ trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.

— MOD Ngữ văn Trường Tiểu học Thủ Lệ (Tổng hợp và biên soạn)

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button