Hỏi Đáp

Phân biệt tố giác và tin báo

Phân biệt tố giác và tin báo. Tố giác và tin báo khác nhau thế nào? Tố giác về tội phạm và tin báo đều là các căn cứ để khởi tố vụ án. Tuy nhiên chúng khác nhau thế nào?

Bạn đang xem: Phân biệt tố giác và tin báo

Contents

1. Tin báo là gì?

Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (BLTTHS 2015) quy định:

Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

Ví dụ: Đầu báo A đăng tin phát hiện một xác chết trôi nổi ở khúc sông nào đó => Tin tức được đưa ra ở đây (có xác chết) chính là tin báo về tội phạm.

2. Tố giác là gì?

Điều 144 BLTTHS 2015 quy định:

Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

Ví dụ: Trong lúc chuẩn bị ngủ, A phát hiện có trộm vào nhà mình, A giả vờ ngủ tiếp, đợi trộm đi thì A đi báo công an

=> Việc A báo công an là tố giác về tội phạm.

3. Phân biệt tố giác và tin báo

Phân biệt tố giác và tin báo

Tin báo và tố giác khác nhau thế nào?

Tiêu chí Tố giác Tin báo
Chủ thể cung cấp Hẹp hơn: Cá nhân Rộng hơn: Cá nhân, cơ quan, tổ chức
Yếu tố phát hiện hành vi Chủ thể phải là người phát hiện, có thể là bị hại hoặc người trực tiếp chứng kiến hành vi có dấu hiệu tội phạm xảy ra. Chủ thể có thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm như được nghe lại, kể lại, có thông tin từ người khác,… và báo cho cơ quan có thẩm quyền.

4. Người bị tố giác là gì?

Người bị tố giác là người bị người khác chứng kiến, phát hiện hành vi phạm tội và đi tố giác với cơ quan có thẩm quyền.

5. Mẫu đơn tố giác tội phạm

Các bạn có thể tải Mẫu đơn tố giác tội phạm tại bài: Mẫu đơn tố giác tội phạm

6. Quy trình tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm

Theo quy định tại Thông tư 28/2020/TT-BCA, quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:

– Trường hợp cá nhân trực tiếp đến tố giác về tội phạm hoặc đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến báo tin về tội phạm thì cán bộ tiếp nhận phải lập biên bản tiếp nhận theo mẫu số 09, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố giác, báo tin và hướng dẫn họ viết đơn trình báo (có thể ghi âm, ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận khi thấy cần thiết).

Trường hợp người tố giác, báo tin từ chối cung cấp thông tin cá nhân thì vẫn phải tiến hành tiếp nhận theo trình tự, thủ tục và ghi rõ lý do từ chối vào biên bản.

– Trường hợp cá nhân, đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến gửi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố bằng văn bản thì cán bộ tiếp nhận phải viết Giấy biên nhận (02 bản) theo mẫu số 196, một bản kèm theo tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, một bản giao cho người gửi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

– Trường hợp tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm qua điện thoại thì cán bộ tiếp nhận phải ghi chép vào sổ tiếp nhận đầy đủ các thông tin sau:

Thời gian tiếp nhận thông tin, họ tên cán bộ tiếp nhận, họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân), ngày, tháng, năm, đơn vị cấp của người tố giác, báo tin;

  • Thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc;
  • Tóm tắt nội dung, diễn biến vụ việc;
  • Các thông tin khác có liên quan (nếu có) như: họ tên, địa chỉ, đặc điểm nhận dạng của đối tượng, người làm chứng, bị hại, hướng bỏ trốn của đối tượng, công cụ, phương tiện phạm tội, hậu quả thiệt hại, những việc đã làm tại hiện trường khi phát hiện vụ việc …
  • Lý do người tố giác, báo tin biết được vụ việc đó, những ai cũng biết vụ việc đó;

Sau đó cán bộ tiếp nhận viết thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý.

– Trường hợp tiếp nhận thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm phản ánh qua phương tiện thông tin đại chúng, qua hòm thư điện tử, báo nói, báo hình

  • Đối với thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng thì cán bộ được phân công phải tiếp nhận bằng cách sao chụp, ghi chép hoặc in bài viết ra giấy báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý
  • Đối với thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm phản ánh trên báo nói, báo hình thì cán bộ tiếp nhận viết thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý

– Tiếp nhận thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm qua hòm thư điện tử thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm in thư ra giấy hoặc viết nội dung đó thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý.

– Trường hợp tiếp nhận đơn, thư có nội dung liên quan đến tội phạm được gửi qua đường bưu điện, giao liên, thì ngay sau khi tiếp nhận, cán bộ tiếp nhận phải tiến hành phân loại và báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý hoặc chuyển đến bộ phận, đơn vị có chức năng tiếp nhận, phân loại, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố để tiến hành phân loại, xử lý theo trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư 28/2020/TT-BCA.

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã Phân biệt tố giác và tin báo. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

  • 7 hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình bị phạt theo luật mới
  • Thủ tục trình báo công an
  • Mất bao nhiêu tiền thì báo công an?
  • Ăn trộm bao nhiêu tiền thì bị khởi tố?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button