Hỏi Đáp

Phân biệt quan hệ lao động và quan hệ dân sự

Sự khác nhau giữa quan hệ lao động và quan hệ dân sự

Quan hệ lao động và quan hệ dân sự là 2 quan hệ phát sinh rất phổ biến hiện nay. Vậy quan hệ lao động và quan hệ dân sự khác và giống nhau ở những điểm gì, mời các bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Phân biệt quan hệ lao động và quan hệ dân sự

Phân biệt giữa đại diện và giám hộ

Phân biệt vi bằng và văn bản công chứng

Phân biệt “nơi thường trú” và “nơi tạm trú”

Quan hệ lao động

Quan hệ dân sự

Khái niệm

Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động

(khoản 6 Điều 3 Bộ luật lao động 2012)

Quan hệ dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện tư do ý chí, thiện chí trung thực,…

Luật điều chỉnh

Bộ luật lao động 2012, Bộ luật dân sự 2015

Bộ luật dân sự 2015

Cơ sở phát sinh

Quan hệ phát sinh trên cơ sở hợp đồng lao động

Quan hệ phát sinh trên cơ sở hợp đồng dân sự, các giao dịch sự kiện pháp lý.

Đặc điểm

+ Giữa các bên trong hợp đồng có sự ràng buộc pháp lý

+ Phát sinh trên cơ sở hợp đồng lao động

+ Quan hệ lao động vừa mang tính thỏa thuận (các bên thảo thuận về tiền lương, giờ giấc làm việc) vừa mang tính phụ thuộc về mặt pháp lý (nội quy, thỏa ước lao động, quy chế donah nghiệp)

+ Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động vừa mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau

+ Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể

+ Người lao động phải tự mình thực hiện công việc trong hợp đồng

+ Thường có sự tham gia của tổ chức công đoàn

+ Giữ các bên không có sự phụ thuộc về mặt pháp lý, mà tự do bình đẳng với nhau

+ Xác lập quyền và nghĩa vụ trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng,

+ Cam kết thực hiện một cách tự nguyện thiện chí

Chủ thể

Năng lực pháp luật, năng lực hành vi (luật không quy định minh thị)

+ Người lao động: Đảm bảo vệ độ tuổi (Đủ 15 tuổi trừ một số trường hợp ngoại lệ, khả năng lao động)

+ Người sử dụng lao động: Cá nhân, tổ chức đảm bảo về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự

Đảm bảo về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự

Hợp đồng

Hình thức hợp đồng

+ Có thể giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản (Điều 16 Bộ luật lao động 2012) nhưng đa số phải được lập bằng văn bản

Bằng lời nói hoặc bằng văn bản

Các bên trong hợp đồng

Gồm hai bên: Người lao động và người sử dụng lao động

Gồm: Bên có nghĩa vụ và bên có quyền (tùy từng lợi hợp đồng mà các bên có tên gọi cụ thể)

Nội dung hợp đồng

Điều 23 Bộ luật lao động 2012

Phải có sự thỏa thuận về tiền lương, giờ giấc làm việc phù hợp với quy định Bộ luật lao động 2012, thỏa ước lao động

Điều 398 Bộ luật dân sự 2015

Các bên thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ

Đối tượng hợp đồng

Việc làm

Quyền, nghĩa vụ, tài sản, công việc

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button