Giáo Dục

Phân biệt lập luận với , giải thích?

Phân biệt lập luận với , giải thích? Đây là câu hỏi mà gần đây Trường Tiểu học Thủ Lệ nhận được rất nhiều từ bạn đọc. Để giải đáp cho thắc mắc này, HoaTieu xin cung cấp thông tin và phân tích điểm khác nhau giữa lập luận với , giải thích. Mời bạn đọc tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Phân biệt lập luận với , giải thích?

Điểm khác nhau giữa lập luận với , giải thích
Điểm khác nhau giữa lập luận với , giải thích

Contents

1. Phân biệt lập luận với , giải thích

Tiêu chí Lập luận Giải thích Tóm tắt
Khái niệm Lập luận là khả năng một người thể hiện tư duy, ý nghĩ của mình qua ngôn ngữ (viết, nói) nhằm thuyết phục hoặc chứng minh với người khác; để họ tin tưởng, đồng thuận và nghe theo một điều gì đó mà người lập luận muốn. Giải thích là dùng các biện pháp để làm rõ, sáng tỏ một vấn đề. Tóm tắt là rút ngắn, thu gọn, chỉ nêu những điểm chính.
Mục đích Thuyết phục hay chứng minh nhận định của bản thân Dùng các lí lẽ có sức thuyết phục làm cho người khác hiểu rõ những điều họ còn chưa biết hay thắc mắc về một điều nào đó. Tóm tắt khái quát, tổng hợp các vấn đề chính, giúp người đọc hiểu được bản chất của vấn đề một cách cơ bản, nhanh chóng nhất.
Tính chất Có tính chất thuyết phục Tính thực tế và chứa các tuyên bố dứt khoát Tính khái quát, nhanh gọn

2. Ví dụ về lập luận

Lập luận, , giải thích đều được sử dụng cho những mục đích khác nhau.
Lập luận, , giải thích đều được sử dụng cho những mục đích khác nhau.

Tất cả loài chim đều có lông vũ, vì vậy gà cũng thuộc họ chim.

Tất cả mọi người đều cần tiền để trang trải cuộc sống. Vì vậy mọi người làm việc kiếm tiền.

Số lượng gấu trúc còn rất ít trên thế giới. Vì vậy chúng được có tên trong sách đỏ và là động vật cần được bảo tồn.

3. Ví dụ

Ví dụ tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố: 

Tắt đèn là tác phẩm viết về Cuộc sống khốn khổ của người dân trong xã hội lạc hậu và đầy áp bức trước dưới thời Pháp thuộc. Câu chuyện trong “Tắt đèn” diễn ra trong một vụ đốc sưu, đốc thuế ở một làng quê – làng Đông Xá, trong đó nhân vật chính là chị Dậu…

Ví dụ Bộ luật hình sự:

Bộ luật hình sự 2015 được Quốc hội ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015 có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Bộ luật này quy định về tội phạm và hình phạt. Bao gồm các quan hệ hình sự mà pháp luật bảo vệ, nguyên tắc xử phạt, các hình phạt và khung hình phạt, thẩm quyền của các cơ quan chức năng có liên quan…

4. Ví dụ giải thích

Ví dụ giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”:

– Nghĩa đen:

“Uống nước”: uống, hưởng dòng nước mát.
“Nguồn”: nơi khởi đầu của dòng nước.
=> “Uống nước nhớ nguồn”: Khi được uống, hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu cho ta dòng nước đó.

– Nghĩa bóng:

“Uống nước”: hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra.
“Nhớ nguồn”: Nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó.
=> “Uống nước nhớ nguồn”: Con người cần biết ơn, ghi nhớ những người đã giúp đỡ hoặc tạo ra thành quả để mình được hưởng.

Ví dụ giải thích hiện tượng cây ở sa mạc có lá biến thành gai:

Cây ở sa mạc có cơ thể mọng nước, lá và thân tiêu giảm, lá biến thành gai là sự thích nghi với thời tiết khí hậu nắng nóng ở sa mạc, giúp cây giảm diện tích tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và hạn chế thoát hơi nước.

Ví dụ giải thích hiện tượng động vật vùng lạnh có lông dày hơn và kích thước lớn hơn so với động vật vùng nóng:

Động vật vùng lạnh có lông dày hơn để ủ ấm, tránh giá rét do nhiệt độ nơi đây thấp hơn. Kích thước của động vật nơi vùng lạnh cũng lớn hơn vùng nóng để tích trữ lớp mỡ dày, năng lượng nhiều dành cho những màu đông giá lạnh, khi nhiệt độ xuống thấp không thể săn bắt con mồi, động vật nơi đây thường sẽ đi ngủ đông.

Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã dễ dàng phân biệt được các khái niệm về lập luận với , giải thích. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật và Tài liệu của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Giáo dục

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button