Hỏi Đáp

Phân biệt Khiếu nại và Tố cáo

Phân biệt Khiếu nại và Tố cáo là vấn đề được nhiều người học luật quan tâm bởi sự dễ nhầm lẫn của nó. Khiếu nại và tố cáo là 2 khái niệm mà nhiều người thường cho rằng nó là một và sử dụng như nhau. Tuy nhiên xét về mặt pháp lý thì khiếu nại và tố cáo khác nhau thế nào?

Bạn đang xem: Phân biệt Khiếu nại và Tố cáo

Contents

1. Phân biệt khiếu nại và tố cáo

Sự khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo được thể hiện qua các tiêu chí sau:

Tiêu chí Khiếu nại Tố cáo
Khái niệm Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Cơ sở pháp lý Luật khiếu nại 2011 Luật tố cáo 2018
Điều kiện Khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Chủ thể thực hiện quyền
  • Công dân.
  • Cơ quan, tổ chức.
  • Cán bộ, công chức
  • Cá nhân
Đối tượng
  • Quyết định hành chính.
  • Hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
  • Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
  • Hành vi vi phạm pháp luật
Nghĩa vụ
  • Không yêu cầu nghĩa vụ bồi thường
  • Không có nghĩa vụ giải trình hành vi, quyết định hành chính bị khiếu nại
  • Phải bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
  • Giải trình về hành vi bị tố cáo
Kết quả giải quyết

Quyết định giải quyết.

(Nhằm trả lời cho người khiếu nại về những thắc mắc của họ nên phải ra quyết định giải quyết thể hiện sự đánh giá và trả lời chính thức của cơ quan nhà nước.

Quyết định giải quyết khiếu nại bắt buộc phải được gửi đến người khiếu nại)

Xử lý tố cáo

(Nhằm xử lý một thông tin, kết quả xử lý thông tin và giải quyết tố cáo đó có thể sẽ rất khác nhau.

Xử lý tố cáo chỉ được gửi đến người tố cáo chỉ khi họ có yêu cầu)

Thời hạn giải quyết
  • 30-60 ngày đối với giải quyết khiếu nại lần đầu
  • 45-70 ngày đối với giải quyết khiếu nại lần 2
30-90 ngày từ ngày thụ lý tố cáo
Cơ chế bảo vệ người khiếu nại/tố cáo

Không có cơ chế bảo vệ người khiếu nại

Có cơ chế bảo vệ người tố cáo

2. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân

Phân biệt khiếu nại và tố cáo

2.1 Quyền khiếu nại của công dân

Quyền khiếu nại của công dân được quy định tại Luật Khiếu nại 2011 như sau:

  • Khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính đó.
  • Công dân có thể tự mình khiếu nại hoặc nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý
  • Nếu công dân không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu thì có thể khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
  • Công dân phải thực hiện quyền khiếu nại trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
  • Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

2.2 Quyền tố cáo của công dân

Quyền tố cáo của công dân được quy định tại Luật Tố cáo 2018 như sau:

  • Khi biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì công dân có quyền tố cáo.
  • Người tố cáo được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác
  • Khi không đồng ý với kết quả giải quyết tố cáo thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp
  • Người tố cáo có thể được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật
  • Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã Phân biệt Khiếu nại và Tố cáo. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

  • Có thẻ căn cước công dân rồi có phải làm lại thẻ căn cước công dân gắn chíp không?
  • Nhuộm tóc, trang điểm đậm, để tóc mái khi làm căn cước công dân được không?
  • Chụp ảnh căn cước công dân (CCCD) có được để mái không?
  • Đi làm Căn cước công dân mặc áo gì?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button