Hỏi Đáp

Nội quy lớp học ở tiểu học được quy định như thế nào?

Nội quy lớp học ở tiểu học được quy định như thế nào? Với các em nhỏ ở trường tiểu học, khi mới bước chân vào môi trường học tập nghiêm túc, sẽ có nhiều bỡ ngỡ. Để tạo nên nề nếp kỉ luật cho các em, duy trì trật tự trong lớp học thì không thể thiếu được việc tuân thủ theo nội quy lớp học. Vậy nội quy lớp học ở tiểu học được quy định được ra sao? Để giải đáp cho câu hỏi này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Bạn đang xem: Nội quy lớp học ở tiểu học được quy định như thế nào?

    Những nội dung cần có trong nội quy lớp học
    Những nội dung cần có trong nội quy lớp học

    1. Nội quy lớp học ở tiểu học là gì?

    Nội quy lớp học ở tiểu học là những quy tắc, quy định chung được nhà trường, thầy cô đặt ra cho học sinh thực hiện theo.

    Các em học sinh tiểu học khi mới tham gia học tập trong môi trường phổ thông sẽ còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có kỉ luật. Việc đặt ra những quy định trong nội quy lớp học sẽ tạo ra sự văn minh, nền nếp kỉ luật, trật tự giờ giấc, giúp các em rèn luyện thói quen và tính cách để trưởng thành và nghiêm túc trong giờ học cũng như trong cuộc sống thường nhật. Qua đó, các em sẽ nâng cao ý thức tự giác học tập và tiếp thu bài học tốt hơn.

    2. Nội quy lớp học ở tiểu học

    1. Yêu quí và tôn trọng giữ gìn Quốc kỳ, Quốc huy, ảnh Bác Hồ. Hát đúng Quốc ca, nghiêm trang khi chào cờ.

    2. Kính trọng lễ phép vâng lời thầy cô. Khi gặp thầy cô phải chào. Kính yêu lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, nhường nhịn anh chị em.

    3. Biết ơn và giúp đỡ cô chú thương binh, gia đình liệt sĩ. Giúp đỡ cụ già, em nhỏ, không chế giễu người tàn tật. Cám ơn người đã giúp mình, xin lỗi khi làm phiền người khác.

    4. Ra đường đi bên phải. Phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Nhặt được của rơi phải tìm cách trả lại cho người mất.

    5. Đi học đều, đúng giờ. Khi đi phải thưa, khi về phải trình ông bà, cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình. Nghỉ học phải xin phép. Trước khi đi học phải thuộc bài, làm bài đầy đủ, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập. Ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng theo qui định của nhà trường

    6. Không đánh cãi nhau, không nói tục. Trong giờ học không nói chuyện riêng. Khi làm bài không xem bài của bạn. Phải trung thực, không nói dối.

    7. Giữ gìn vệ sinh thân thể và vệ sinh chung quanh. Không khạc nhổ, không xả rác. Bỏ rác đúng nơi qui định. Khi vào học không ăn quà vặt.

    8. Giữ gìn đồ dùng học tập, bảo vệ sách vở sạch đẹp. Tiết kiệm giấy viết. Không làm hư hỏng bàn ghế và các tài sản khác của trường. Không vẽ, viết lên bàn ghế, lên tường. Bảo vệ cây xanh và hoa kiểng, không hái hoa nơi công cộng.

    9. Phải luôn luôn noi theo gương tốt của bạn, chăm học, không vi phạm nội qui của nhà trường, luôn luôn làm vui lòng cha mẹ và thầy cô.

    3. Cách để phổ biến nội quy lớp học đến học sinh hiệu quả

    Nội quy lớp học ở tiểu học là những quy tắc, quy định chung được nhà trường, thầy cô đặt ra cho học sinh thực hiện theo.
    Nội quy lớp học ở tiểu học là những quy tắc, quy định chung được nhà trường, thầy cô đặt ra cho học sinh thực hiện theo.

    Làm thế nào để phổ biến nội quy trường học, lớp học đến học sinh? dưới đây là những cách làm đơn giản và nhanh chóng, cụ thể như sau:

    – Lấy ý kiến đóng góp của học sinh: Sau khi giới thiệu các quy tắc trường học, lớp học; giáo viên nên cho phép học sinh có cơ hội để đóng góp ý kiến để cùng nhau tạo ra các quy tắc và phổ biến chúng. Có thể xin ý kiến đóng góp của từng cá nhân sau đó biểu quyết, nếu thấy hợp ý thì nên cho thêm vào quy tắc lớp học. Khi học sinh cảm thấy các em được cùng chung tay trong việc quyết định nội quy thì chính bản thân các em sẽ có xu hướng tuân theo các quy tắc chặt chẽ, tự giác hơn.

    – Hướng dẫn học sinh thực hiện các quy tắc: Sau khi phổ biến các quy tắc của nhà trường, lớp học đến toàn thể học sinh, giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh thực hiện mỗi quy tắc như thể đang dạy một bài học bình thường. Nên đưa ra cho cả lớp ví dụ cụ thể cho từng quy tắc và làm mẫu nếu cần.

    – Đặt nội quy ở nơi dễ quan sát nhất: Sau khi dạy và học các quy tắc, đặt bảng quy tắc tại nơi học sinh dễ dàng quan sát, đồng thời gửi một bản sao về nhà cho phụ huynh để xem xét và ký tên.

    4. Các bước xây dựng nội quy lớp học

    Bước 1: Lấy ý kiến của các thành viên trong lớp học.

    Có thể để các em phát biểu về ý kiến của bản thân và lý giải tại sao lại có ý kiến đó. Hoặc cho các em viết ý kiến ra giấy rồi nộp lên để các em không cảm thấy ngại ngùng khi nêu ý kiến các nhân trước đông người.

    Bước 2: Tổng hợp và thống nhất ý kiến.

    Sau khi đã lấy ý kiến của học sinh, tiến hành tổng hợp ý kiến lên bảng, loại bỏ những ý kiến trùng lặp. Tiếp tục lấy ý kiến của học sinh cả lớp theo hình thức góp ý, biểu quyết để đưa ra quyết định về những ý kiến sẽ được sử dụng.

    Thống nhất ý kiến được cả lớp nhất trí để hoàn thành bảng nội quy lớp học hoàn chỉnh.

    Bước 3: Cam kết thực hiện.

    Cae lớp tiến hành cam kết thực hiện nội quy lớp học.

    Bước 4: Xây dựng quy chế thực hiện nội quy lớp học, hình thức khen thưởng và kỷ luật khi thực hiện nội quy đó, hoàn thiện bảng nội quy và treo ở nơi để tất cả học sinh trong lớp đều có thể dễ dàng nhìn thấy trong quá trình học tập

    5. Nội dung cần có trong nội quy lớp học

    Vì bảng nội quy lớp học là những quy tắc để rèn luyện thói quen, tính cách, kỉ luật cho các em học sinh, nên khi xây dựng nội quy không thể thiếu những nội dung sau đây:

    – Bảng nội quy cần có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên nhà trường.

    – Cần có quy định để rèn luyện cho các em học sinh biết lễ nghĩa trước sau, như người ta vẫn nói: ” Học ăn, học nói, học gói, học mở”, ” Tiên học lễ, hậu học văn”. Đến trường trước hết là để học lễ nghĩa, học cách làm người, sau đó mới là học kiến thức. Vì vậy, nội quy sẽ không thể thiếu được quy định học sinh phải:

    • Kính trọng lễ phép vâng lời thầy cô. Khi gặp thầy cô phải chào. Kính yêu lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, nhường nhịn anh chị em.
    • Biết ơn và giúp đỡ cô chú thương binh, gia đình liệt sĩ. Giúp đỡ cụ già, em nhỏ, không chế giễu người tàn tật. Cám ơn người đã giúp mình, xin lỗi khi làm phiền người khác.

    – Quy định về giờ giấc sẽ giúp cho học sinh rèn luyện kỉ luật, phong cách đúng giờ:

    • Đi học đều, đúng giờ, có mặt theo quy định của nhà trường. Khi đi phải thưa, khi về phải trình ông bà, cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình. Nghỉ học phải xin phép. Trước khi đi học phải thuộc bài, làm bài đầy đủ, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập. Ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng theo qui định của nhà trường.

    – Quy định trật tự, kỉ luật trong môi trường học tập, bao gồm:

    • Không đánh cãi nhau, không nói tục. Trong giờ học không nói chuyện riêng. Khi làm bài không xem bài của bạn. Phải trung thực, không nói dối.

    – Quy định về học tập, thái độ đối với việc học, bảo vệ tài sản trường học, lớp học:

    • Giữ gìn đồ dùng học tập, bảo vệ sách vở sạch đẹp. Tiết kiệm giấy viết. Không làm hư hỏng bàn ghế và các tài sản khác của trường. Không vẽ, viết lên bàn ghế, lên tường. Bảo vệ cây xanh và hoa kiểng, không hái hoa nơi công cộng.

    Trên đây là quy định về nội quy lớp học cùng hướng dẫn xây dựng nội quy lớp học trong môi trường tiểu học.

    Mời các bạn tham khảo bài viết liên quan tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button