Hỏi Đáp

Những trường hợp không được cấp Căn cước công dân

Những trường hợp không được cấp Căn cước công dân 2022. Căn cước công dân là giấy tờ quan trọng chứng minh nhân thân một cá nhân. Tuy nhiên, quy định về thủ tục, giá trị của CCCD thì không phải ai cũng hiểu hết. Bài viết dưới đây của Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ cung cấp thông tin về CCCD và những trường hợp không được cấp Căn cước công dân theo quy định hiện hành mới nhất. Mời bạn đọc tham khảo.

Bạn đang xem: Những trường hợp không được cấp Căn cước công dân

Quy định hiện hành về CCCD
Quy định hiện hành về CCCD

1. Căn cước công dân là gì?

Căn cước công dân (CCCD) là một trong những loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam. Đây có thể được coi là hình thức mới của chứng minh nhân dân, bắt đầu cấp phát và có hiệu lực từ năm 2016.

Khoản 1 Điều 3 Luật căn cước công dân 2014 quy định

Căn cước công dân (CCCD) là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân.

Căn cước công dân có giá trị chứng minh về căn cước, lai lịch của công dân của người được cấp để thực hiện các giao dịch hành chính trên toàn lãnh thổ Việt Nam, có thể được sử dụng thay hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và một nước khác có điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân hai bên sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu. Tuy nhiên, Thẻ Căn cước công dân không thay thế cho Giấy khai sinh, Hộ khẩu. Tuy nhiên trong tương lai, chính phủ cũng đang xem xét về việc thay thế các giấy tờ trên.

2. Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân

thẻ Căn cước công dân
Hình ảnh minh họa giá trị của thẻ Căn cước công dân

Căn cứ Điều 18 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:

  • Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”;ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn.
  • Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.

Như vậy, trên CCCD có đầy đủ thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của một cá nhân, và dùng để chứng minh nhân thân của người đó.

Theo quy định tại Điều 20 Luật Căn cước công dân quy định giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân thì:

  • Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin thể hiện trên thẻ căn cước công dân; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
  • Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin nêu trên.
  • Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.

3. Những trường hợp không được cấp Căn cước công dân

Căn cứ Khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về người được cấp thẻ căn cước công dân như sau:

1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.

Công dân Việt nam từ đủ 14 tuổi sẽ đủ điều kiện để được cấp thẻ căn cước công dân. Do đó sẽ có 2 trường hợp không được cấp căn cước công dân có gắn chip, cụ thể:

  • Công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi.
  • Cá nhân không phải là công dân Việt Nam.

4. Không làm Căn cước công dân có bị phạt không?

Trước đây, chỉ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng đối với hành vi Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân (điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP) mà không có quy định phạt hành vi không đổi căn cước công dân khi hết hạn.

Tuy nhiên hiện nay, cơ quan có thẩm quyền không tiến hành cấp và đổi CMND mà thay vào đó sẽ tiến hành cấp thẻ CCCD.

Theo Điểm b Khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;

b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Như vậy, đối với những trường hợp phải tiến hành làm Căn cước công dân đã được quy định tại Điều 23 Luật Căn cước công dân và Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP (quy định cấp CMND nhưng hiện giờ đã thay thế bằng CCCD) thì nếu không tiến hành làm thẻ này sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về Những trường hợp không được cấp Căn cước công dân 2022? Mời bạn đọc tham khảo các bài viết có liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button