Hỏi Đáp

Những nội dung chính của Hiệp định TPP

Những nội dung chính của Hiệp định TPP

Những nội dung chính của Hiệp định TPP – Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương chính thức được thông qua ngày 05/10/2015. Bộ Công Thương vừa công bố bản dài 20 trang về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, các cam kết cụ thể về thuế quan vẫn chưa được tiết lộ. Mời các bạn tham khảo.

Bạn đang xem: Những nội dung chính của Hiệp định TPP

Toàn văn bản nội dung Hiệp định TPP

Thông tư về quy tắc xuất xứ hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-ÚC-NIU DI LÂN số 31/2015/TT-BCT

Quyết định về quy định kiểm tra hàng hóa, xuất nhập khẩu bằng máy soi container số 2760/QĐ-TCHQ

Luật đầu tư công số 49/2014/QH13

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA HIỆP ĐỊNH TPP

năm nội dung chính đã làm TPP trở thành một Hiệp định quan trọng của thế kỷ 21, đặt ra các tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu, đồng thời tiếp tục giải quyết các vấn đề của thời đại mới. Những nội dung đó bao gồm:

– Tiếp cận thị trường một cách toàn diện: Hiệp định TPP cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế đối với tất cả thương mại hàng hóa và dịch vụ, điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về thương mại, trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.

– Cách tiếp cận cam kết trong khu vực: Hiệp định TPP tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung ứng, cũng như thương mại không gián đoạn, đẩy mạnh tính hiệu quả và hỗ trợ thực hiện mục tiêu về tạo việc làm, nâng cao mức sống, thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và tạo thuận lợi cho việc hội nhập qua biên giới cũng như mở cửa thị trường trong nước.

– Xem xét các thách thức thương mại mới: Hiệp định TPP thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh thông qua việc giải quyết các vấn đề mới, trong đó bao gồm việc phát triển nền kinh tế số và vai trò ngày càng tăng của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu.

– Thương mại toàn diện: Hiệp định TPP bao gồm các yếu tố mới bảo đảm các nền kinh tế ở tất cả các cấp độ phát triển và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể hưởng lợi từ thương mại.

Hiệp định bao gồm các cam kết nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu rõ về Hiệp định, tận dụng được những cơ hội mà Hiệp định mang lại và nêu lên những thách thức đáng chú ý tới chính phủ các nước thành viên. Hiệp định cũng bao gồm những cam kết cụ thể về phát triển và nâng cao năng lực thương mại để đảm bảo rằng tất cả các Bên đều có thể đáp ứng được những cam kết trong Hiệp định và tận dụng được đầy đủ những lợi ích của Hiệp định.

– Nền tảng hội nhập khu vực: Nền tảng cho hội nhập khu vực. Hiệp định TPP được ra đời để tạo ra nền tảng cho việc hội nhập kinh tế khu vực và được xây dựng để bao hàm cả những nền kinh tế khác xuyên khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Hiệp định TPP gồm có 30 Chương, điều chỉnh thương mại và các vấn đề liên quan tới thương mại, bắt đầu từ thương mại hàng hóa và tiếp tục với hải quan và thuận lợi hóa thương mại; vệ sinh kiểm dịch động thực vật; hàng rào kỹ thuật đối với thương mại; quy định về phòng vệ thương mại; đầu tư; dịch vụ; thương mại điện tử; sở hữu trí tuệ; lao động; môi trường; các chương về “các vấn đề xuyên suốt” nhằm bảo đảm Hiệp định TPP đạt được tiềm năng của mình về phát triển, tính cạnh tranh và tính bao hàm; giải quyết tranh chấp; ngoại lệ và các điều khoản về thể chế,cụ thể như sau:

  1. Quy định chung và các định nghĩa
  2. Thương mại hàng hóa
  3. Dệt may
  4. Quy tắc xuất xứ
  5. Hải quan và thúc đẩy thương mại
  6. Các biện pháp vệ sinh dịch tễ
  7. Rào cản kỹ thuật trong thương mại
  8. Biện pháp phòng vệ thương mại
  9. Đầu tư
  10. Thương mại dịch vụ xuyên biên giới
  11. Dịch vụ tài chính
  12. Tạm nhập cảnh cho doanh nhân
  13. Viễn thông
  14. Thương mại điện tử
  15. Mua sắm công
  16. Chính sách cạnh tranh
  17. Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp độc quyền được chỉ định.
  18. Sở hữu trí tuệ
  19. Lao động
  20. Môi trường
  21. Hợp tác và phát triển năng lực
  22. Năng lực cạnh tranh và hỗ trợ kinh doanh
  23. Phát triển
  24. Doanh nghiệp vừa và nhỏ
  25. Sự đồng bộ trong quy định
  26. Minh bạch và chống tham nhũng
  27. Quy định về hành chính và thể chế
  28. Giải quyết tranh chấp
  29. Các vấn đề ngoại lệ
  30. Điều khoản thi hành

Trong Mục tải về có 2 File là:

  • Mô tả các lĩnh vực đàm phán chính trong Hiệp định TPP
  • TPP Broad Outlines

Đánh giá chung về Hiệp định TPP

Nhìn tổng thể, Hiệp định TPP có những đặc điểm khác biệt về tiếp cận thương mại toàn diện, hơn hẳn, theo tiêu chuẩn cao hơn so với các Hiệp định thương mại tự do khác (FTAs) khác.

Bên cạnh việc nâng cấp cách tiếp cận truyền thống đối với những vấn đề đã được điều chỉnh bởi các hiệp định FTAs trước đó, Hiệp định TPP còn đưa vào những vấn đề thương mại mới và đang nổi lên như các nội dung liên quan đến Internet và nền kinh tế số, sự tham gia ngày càng tăng của các doanh nghiệp Nhà nước vào thương mại và đầu tư quốc tế, khả năng của các doanh nghiệp nhỏ trong việc tận dụng các hiệp định thương mại…

Ngoài ra, điều mà nhiều người lo ngại là khoảng cách năng lực cạnh tranh của Việt Nam và các quốc gia thành viên TPP khá lớn.

Các nước thành viên Hiệp định TPP khác nhau về cả quy mô và mức độ phát triển. Vì vậy, các nước TPP có yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ, xây dựng năng lực cho các nước TPP có trình độ phát triển thấp hơn. Một số trường hợp, TPP cho phép có giai đoạn chuyển đổi và cơ chế đặc biệt cho phép một số thành viên một khoảng thời gian bổ sung cần thiết để nâng cao năng lực thực thi các nghĩa vụ mới.

1. Dệt may sẽ hưởng lợi lớn

TPP có một chương riêng về Dệt may và một chương về Quy tắc xuất xứ.

Những nội dung chính của Hiệp định TPP

Hầu hết thuế quan sẽ được xóa bỏ ngay lập tức mặc dù thuế quan đối với một số mặt hàng nhạy cảm sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn do các bên thống nhất.

Chương Dệt may cũng bao gồm các quy tắc xuất xứ cụ thể yêu cầu việc sử dụng sợi và vải từ khu vực TPP. Điều này sẽ thúc đẩy việc thiết lập các chuỗi cung ứng và đầu tư khu vực trong lĩnh vực này, cùng với cơ chế “nguồn cung thiếu hụt” cho phép việc sử dụng một số loại sợi và vải nhất định không có sẵn trong khu vực.

Ngoài ra, chương này còn bao gồm các cam kết về hợp tác và thực thi hải quan nhằm ngăn chặn việc trốn thuế, buôn lậu và gian lận cũng như cơ chế tự vệ đặc biệt đối với dệt may để đối phó với thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ bị thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước trong trường hợp có sự gia tăng đột biến về nhập khẩu.

Về Quy tắc xuất xứ, để gỡ rối tình trạng “bát mỳ ống” của quy tắc này gây trở ngại cho doanh nghiệp trong việc tận dụng các FTA trước đó trong khu vực, thúc đẩy chuỗi cung ứng khu vực, đồng thời bảo đảm các nước TPP sẽ là những người hưởng lợi chính của Hiệp định hơn là các nước không phải là thành viên, 12 nước Thành viên TPP đã thống nhất về một bộ quy tắc xuất xứ chung để xác định một hàng hóa cụ thể “có xuất xứ” để được hưởng thuế quan ưu đãi trong TPP.

Quy tắc xuất xứ cụ thể theo mặt hàng này được quy định kèm theo lời văn của Hiệp định.

Hiệp định TPP quy định về “cộng gộp” để các nguyên liệu đầu vào từ một bên TPP được đối xử như những nguyên liệu từ một Bên khác nếu được sử dụng để sản xuất ra một sản phẩm tại bất kỳ một Bên TPP.

Các Bên tham gia TPP cũng đưa ra các quy tắc để bảo đảm rằng doanh nghiệp có thể hoạt động một cách dễ dàng xuyên khu vực TPP thông qua việc thiết lập một hệ thống chung trên toàn TPP về chứng minh và kiểm tra xuất xứ của hàng hóa TPP. Các nhà nhập khẩu sẽ có thể yêu cầu được hưởng ưu đãi về xuất xứ với điều kiện họ có các chứng từ chứng minh. Ngoài ra, Chương này cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền công cụ cần thiết để xác minh các yêu cầu về hưởng ưu đãi một cách có hiệu quả.

2. Gia tăng áp lực cạnh tranh bình đẳng ở khu vực DNNN

Một chương riêng về DNNN là điểm rất khác biệt ở TPP.

Tất cả các Thành viên TPP đều có DNNN (SOEs), thường đóng vai trò cung cấp dịch vụ công và các hoạt động khác. Các Thành viên TPP đã nhất trí bảo đảm các SOEs của mình sẽ tiến hành các hoạt động thương mại trên cơ sở tính toán thương mại, trừ trường hợp không phù hợp với nhiệm vụ mà các SOEs đó đang phải thực hiện để cung cấp các dịch vụ công.

Những nội dung chính của Hiệp định TPP

Các Thành viên cũng đồng ý bảo đảm các SOEs hoặc đơn vị độc quyền sẵn có không có những hoạt động phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ của các Thành viên khác.

Các Thành viên đồng ý trao cho tòa án quyền tài phán đối với các hoạt động thương mại của các SOEs nước ngoài và bảo đảm rằng các cơ quan hành chính quản lý cả các SOEs và doanh nghiệp tư nhân cũng làm như vậy một cách công bằng.

Các Thành viên TPP đồng ý sẽ không tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với lợi ích của các Thành viên TPP khác khi cung cấp hỗ trợ phi thương mại cho các SOEs, hay làm tổn hại đến ngành trong nước của Thành viên khác thông qua việc cung cấp các hỗ trợ phi thương mại cho SOEs sản xuất và bán hàng hóa trên lãnh thổ của SOE khác đó. Các Thành viên TPP đồng ý chia sẻ danh sách các SOEs với các Thành viên khác và khi được yêu cầu sẽ cung cấp các thông tin bổ sung về mức độ sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ và những hỗ trợ phi thương mại cung cấp cho các SOEs.

Chương này cũng tạo ra các trường hợp ngoại lệ cho các SOEs không có ảnh hưởng trên thị trường TPP, cũng như những ngoại lệ cụ thể theo từng nước, được quy định trong các phụ lục, gắn liền với Hiệp định TPP.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button