Bài thu hoạch

Những mốc son và chiến công tiêu biểu của Lực lượng Vũ trang Thủ đô

Những mốc son và chiến công tiêu biểu của Lực lượng Vũ trang Thủ đô. Trải qua 75 năm xây dựng và phát triển, Lực lượng Vũ trang Thủ đô đã có cho mình những chiến công sáng chói. Hãy cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ tìm hiểu những mốc son đó

Bạn đang xem: Những mốc son và chiến công tiêu biểu của Lực lượng Vũ trang Thủ đô

1. Những mốc son và chiến công tiêu biểu của Lực lượng Vũ trang Thủ đô

Khi nhắc đến những mốc son và chiến công tiêu biểu của Lực lượng Vũ trang Thủ đô, chúng ta không thể quên được Chiến dịch Phòng không 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972, góp phần làm nên chiến thắng vang dội “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, làm thất bại ý đồ hủy diệt Hà Nội của đế quốc Mỹ, để Hà Nội trở thành “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”; giáng đòn quyết định, đập tan ý chí xâm lược và buộc chúng phải ký Hiệp định Pa-ri, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

Những mốc son và chiến công tiêu biểu của Lực lượng Vũ trang Thủ đô

Trong Chiến dịch Phòng không cuối năm 1972, thế trận phòng không nhân dân của Thủ đô được chuẩn bị chu đáo, toàn diện, cả thế trận phòng tránh, thế trận đánh trả, phù hợp với địa bàn, đảm bảo liên hoàn, vừa rộng khắp, vừa có trọng điểm, có thể đánh địch liên tục cả ngày lẫn đêm, từ xa đến gần, phát huy hiệu quả mọi loại vũ khí hiện có.

Lực lượng vũ trang Thủ đô đã sáng tạo, giải quyết thành công việc xây dựng thế trận phòng không trên địa bàn đô thị, không gian chật hẹp, dân cư đông đúc; tập trung lực lượng hợp lý để bảo vệ mục tiêu trọng yếu trong nội thành. Đồng thời, lựa chọn, triển khai các trận địa phòng không tầm thấp rộng khắp ở ngoại thành, phục kích, đón lõng trên các hướng, đường bay của máy bay địch vào đánh phá. Tại thời điểm diễn ra Chiến dịch, Lực lượng vũ trang Thủ đô tổ chức 92 trận địa tập trung pháo phòng không tầm thấp, 04 đại đội cao xạ tầm trung; 1.122 tổ, đội dân quân tự vệ, trang bị súng bộ binh, phối hợp bắn máy bay địch.

Ngoài ra, tổ chức 95 cơ sở thông tin liên lạc, 36 đài quan sát của Thành phố, 414 trạm quan sát của các địa phương, cơ sở và hàng trăm tổ cứu thương, vận tải, công binh phục vụ chiến đấu với tổng quân số lên tới 54.000 cán bộ, chiến sĩ. Bộ Tư lệnh Thủ đô cũng tham mưu cho Thành phố chủ động triển khai công tác sơ tán phòng tránh. Lực lượng vũ trang Thủ đô đã làm nòng cốt trong việc tổ chức sơ tán gần 55.000 người ra khỏi Thành phố và đào hàng vạn hố cá nhân, hàng trăm hầm tập thể, 1.130km giao thông hào bảo đảm cho phòng tránh, chiến đấu, v.v.Trong 12 ngày đêm của Chiến dịch, Lực lượng vũ trang Thủ đô đã đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ, dũng cảm, kiên cường bám trận địa, nhà máy, đường phố, thôn, xóm, tổ chức chiến đấu rộng khắp, linh hoạt, liên tục, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, làm nòng cốt cho nhân dân Thủ đô thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bắn máy bay Mỹ, toàn dân tham gia bắt giặc lái”, tạo lưới lửa phòng không tầm thấp dày đặc, chi viện, phối hợp cùng các đơn vị Phòng không – Không quân, bắn tan xác những “thần sấm”, “con ma”, “pháo đài bay” B.52 ngay trên bầu trời Hà Nội

Bên cạnh đó, lực lượng vũ trang Thủ đô còn là lực lượng xung kích trong phục vụ chiến đấu, khắc phục hậu quả đánh phá của địch và phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ địa bàn, bảo vệ các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước. Trong những ngày chiến đấu vô cùng ác liệt đó, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Lực lượng vũ trang Thủ đô đã anh dũng ngã xuống; đã xuất hiện hàng trăm tấm gương sáng ngời về lòng quả cảm, đức hy sinh, thể hiện rõ sự tiếp nối, phát huy cao độ truyền thống “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của quân và dân Hà Nội, góp phần quan trọng vào thắng lợi của Chiến dịch.

Những mốc son và chiến công tiêu biểu khác của Lực lượng Vũ trang Thủ đô:

– Giành thắng lợi trong đợt chiến đấu mở đầu toàn quốc kháng chiến của quân, dân Hà Nội:

Đêm 19-12-1946, Lực lượng vũ trang Thủ đô đã nổ phát súng lệnh mở đầu cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Mặc dù phải đương đầu với kẻ địch có quân đông, ưu thế lớn về vũ khí, trang bị kỹ thuật, nhưng với ý chí “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, quân và dân Hà Nội đã nhất tề đứng lên, anh dũng chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Bác Hồ và Trung ương Đảng giao, nêu tấm gương chiến đấu tiêu biểu cho các chiến trường, địa phương trong cả nước.

– Tiếp đến chúng ta phải kể đến những chiến công hiển hách ở Bắc Bộ Phủ, Ô Cầu Dền, nhà Xô-va, trường Ke, phố Hàng Thiếc, chợ Đồng Xuân,… cùng tên tuổi của Liên khu I kiên cường, Trung đoàn Thủ đô anh dũng còn sống mãi và đi vào lịch sử dân tộc. Hình ảnh các chiến sĩ cảm tử quân quả cảm ôm bom ba càng lao vào diệt xe tăng địch đã trở thành biểu tượng của ý chí, tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, khúc bi tráng, bản anh hùng ca bất tử của Lực lượng vũ trang và nhân dân Hà Nội.

Trận đánh sân bay Bạch Mai:

Diễn ra vào đêm ngày 17 và rạng sáng ngày 18/01/1950. Trong trận đánh này, ta tổ chức lực lượng tập kích vào sân bay Của địch, lực lượng gồm 32 chiến sẽ được lựa chọn từ Tiểu đoàn 108. Kết quả, ta phá hủy 25 máy bay Các loại, 60 vạn lít xăng dầu, 32 tấn vũ khí và nhiều trang bị của địch. Đây là một trận đánh điển hình về việc dùng lực lượng nhỏ nhưng tinh nhuệ để đánh các mục tiêu lớn của địch. Trận đánh để lại nhiều kinh nghiệm và thiết thực góp phần vào việc hình thành lối đánh đặc công của quân đội ta sau này.

– Trận đánh ở Khu Cháy (Ứng Hòa):

Diễn ra vào hai ngày 18 và 19/6/1951. Lực lượng của ta gồm 2 Đại đội Của Tỉnh đội Hà Đông phối hợp với lực lượng chủ lực của Tiểu đoàn 122/Đại đoàn 320 và lực lượng du kích của địa phương. Lực lượng của địch khoảng 10 Tiểu đoàn với nhiều xe cơ giới và súng các loại. Sau 2 ngày chiến đấu ác liệt, ta tiêu diệt gần 3 Đại đội địch, bắt 200 tên và thu nhiều vũ khí. Với chiến công ở Khu Chảy, quân và dân Hà Đông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi, động viên.

– Trận đánh sân bay Gia Lâm:

Sân bay Gia Lâm là một sân bay lớn của miền Bắc Đông Dương, từ sân bay này, nhiều loại máy bay của địch đi ném bom bắn phá hậu phương của tg và tiếp tế cho các mặt trận của chúng. Sân bay được bảo vệ với lực lượng lên đến 2.000 tên cùng hệ thống đồn bốt, hàng rào thép gai, bãi mìn dày đặc xung quanh. Lực lượng ta tham gia trận đánh gồm 16 đồng chí Có nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu được tuyển chọn từ Đại đội 8. Trận đánh diễn ra vào đêm ngày 3 và rạng sáng ngày 4/3/1954, với chiến thuật tập kích sau đó nhanh chóng rút lui an toàn, ta đã phá hủy 18 máy bay địch, đốt phá một kho xăng, một nhà sửa chữa máy bay và tiêu diệt 16 tên. Trận đánh sân bay Gia Lâm là trận đánh tiêu biểu dùng lực lượng nhỏ, tinh nhuệ, với lối đánh táo bạo, bất ngờ thọc sâu, đánh hiểm, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Trận đánh cũng đã góp phần gây nhiều khó khăn cho địch trong việc tiếp tế, ứng cứu cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

– Ngày 10/10/1954, LLVT Thủ đô đã góp phần tích cực cùng với bộ đội chủ lực tiến hành tiếp quản Thủ đô bảo đảm tuyệt đối an toàn, nhanh chóng tiếp quản toàn bộ Thành phố Hà Nội, bao gồm hàng loạt các căn cứ quân sự Cùng 129 Công Sở, xí nghiệp, bệnh viện, trường học được giữ nguyên vẹn.

2. Thành tích của Lực lượng Vũ trang Thủ đô

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc kể trên, LLVT Thủ đô đã được Đảng, Nhà nước phong tặng Danh hiệu Đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân; Huân chương Sao Vàng, 3 Huân chương Hồ Chí Minh cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.

Trên đây là Những mốc son và chiến công tiêu biểu của Lực lượng Vũ trang Thủ đô

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Các bài viết liên quan:

  • Đáp án thi Tìm hiểu lịch sử, truyền thống của 75 năm xây dựng Lực lượng vũ trang Thủ đô.
  • Đáp án tìm hiểu 70 năm Công đoàn Giáo dục Việt Nam
  • Cuộc thi Tìm hiểu về 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
  • Đáp án thi Tìm hiểu 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Bình Thuận

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Bài thu hoạch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button